Bình thường nước chiếm gần 72% trọng lượng cơ thể và được phân bố như sau:
- Nước trong lòng mạch chiếm 5%;
- Nước trong gian bào chiếm 25%;
- Nước trong tế bào chiếm 70%.
Khi có thai khối lượng nước tăng lên rõ rệt ở khu vực ngoài tế bào (trong lòng mạch và trong gian bào), còn khối lượng nước ở trong tế bào thì không thay đổi.
Lượng nước tăng dần theo tuổi thai:
- Thai 20 tuần lượng nước tăng 1,5 lít;
- Thai 30 tuần lượng nước tăng 3,75 lít;
- Thai 40 tuần lượng nước tăng 5,0 lít.
Nước tăng lên trong lòng mạch làm khối lượng huyết tương tăng lên. Phụ nữ không có thai khối lượng huyết tương là 2,6 lít. Phụ nữ có thai lần 1 khối lượng huyết tương tăng 41% bằng 3,85 lít. Phụ nữ có thai lần 2 khối lượng huyết tương tăng 57% bằng 4,11 lít.
Nhu cầu về nước (N)
- Trong điều kiện bình thường không lao động, không ra mồ hôi nhiều, nhu cầu nước thay đổi tùy theo trọng lượng cơ thể (TLCT), và được tính theo công thức:
Trẻ em cân nặng 1-10kg: N = TLCT x 100ml
Trẻ em cân nặng 10-20kg: N = TLCT x 50ml
Người lớn: N = TLCT+20 x 20ml
- Mùa hè nóng bức, ngoài lượng nước tiểu đào thải mỗi ngày từ 1,2 lít đến 1,5 lít còn có lượng nước trong mồ hôi và hơi thở mỗi ngày từ 0,6 lít đến 0,8 lít.
- Ở người có thai nhu cầu nước cũng tăng lên để đáp ứng sự phát triển của các bộ phận trong cơ thể và thai nhi.
BS CKI: Phan Thị Như Mỹ
Trung tâm CSSKSS Khánh Hòa
Trích “ Phẫu thuật Sản Phụ Khoa” của PGS.PTS Phan Trường Duyệt; tr. 113 nhà xuất bản y học Hà Nội - 1998