Trong thời kỳ mang thai bạn có thể phải làm khá nhiều xét nghiệm máu. Bạn không có gì phải lo lắng, tất cả đều là xét nghiệm theo định kỳ. Những xét nghiệm đó sẽ kiểm tra những vấn đề sau:
- Lượng sắt trong máu: Nếu thấp bạn có thể cảm thấy mệt mỏi và uể oải. Bạn nên bổ sung các lọai rau có màu xanh đậm (cải bó xôi) và thịt đỏ (thịt bò) vào khẩu phần ăn để tăng cường nguồn cung cấp sắt. Nếu sự thay đổi trong chế độ ăn vẫn không đủ, bạn có thể được chỉ định uống bổ sung viên sắt để tránh không bị thiếu máu do thiếu sắt. Vì lượng sắt trong máu của bạn thay đổi trong suốt thai kỳ, bạn sẽ được xét nghiệm lại vào khoảng tuần thai thứ 28.
- Nhóm máu và yếu tố Rherus: Bác sĩ của bạn cần biết nhóm máu của bạn để ghi vào sổ khám thai và xem xét liệu máu của bạn có Rherus dương (Rh+) hay Rherus âm (Rh-), vì cả hai loại máu này không tương thích với nhau. Nếu máu của bạn là Rh- và bạn đang mang thai em bé có máu Rh+, thì sẽ có khả năng cơ thể bạn sản sinh ra kháng thể chống lại các tế bào máu Rh+. Điều đó có thể ảnh hưởng đến con bạn ở giai đoạn sau của thai kỳ. Bằng việc biết sớm nhóm máu của bạn, bác sĩ có thể giảm thiểu nguy cơ xảy ra các biến chứng cho con bạn. Và nếu chẳng may khách hàng có kết quả Rh- nên tham gia hội máu hiếm để giúp đỡ những người khác.
- Bệnh sởi Đức (hay còn gọi là Rubella): Bạn có thể đã được tiêm chủng để miễn dịch bệnh Rubella khi còn nhỏ. Tuy nhiên, nếu xét nghiệm máu cho thấy bạn không có khả năng miễn dịch, bạn sẽ biết rằng mình cần tránh tiếp xúc với những người đang bị sởi bởi vì nó có thể gây hại cho em bé của bạn.
- Các bệnh khác: Bạn cũng được xét nghiệm máu để kiểm tra có bị viêm gan siêu vi B và giang mai hay không vì cả hai bệnh này đều nguy hại cho thai nhi. Bạn cũng sẽ được đề nghị xét nghiệm HIV/AIDS. Và bạn không có gì phải lo lắng vì kết quả xét nghiệm sẽ được bảo mật và mục đích làm xét nghiệm là để chăm sóc sức khỏe cho bé một cách tốt nhất.
- Bệnh Toxoplasma: Đây là một bệnh gây nên bởi một loại ký sinh trùng có trong phân mèo, chó hoặc thịt chưa nấu chín kỹ và có thể gây hại cho thai nhi. Xét nghiệm để phát hiện bạn có bị nhiễm Toxoplasma không phải là một xét nghiệm thường qui, nếu bạn nghi ngờ bạn có nguy cơ bị mắc bệnh này. Hãy trao đổi với bác sĩ của bạn.
Sưu tầm.
Khoa xét nghiệm - Cận lâm sàng
Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản Khánh Hòa