Có những trường hợp rong kinh với ngày kinh kéo dài và lượng máu chảy nhiều, có trường hợp lại bị chậm kinh, mất kinh…mặc dù là những trạng thái khác nhau của kinh nguyệt nhưng đó đều là những biểu hiện của Rối loạn kinh nguyệt.
Chậm kinh là tình trạng kinh nguyệt đến muộn, đúng một chu kỳ nhưng “đèn đỏ” lại chưa xuất hiện, nếu như chậm kinh lặp lại trong nhiều chu kỳ và số ngày chậm kinh quá 7 ngày thì đó là những bất thường đáng lo ngại, chị em không nên chủ quan.
Nhiều chị em bị chậm kinh vài ngày nhưng vô cùng lo lắng, họ nghĩ rằng bản thân đang mắc căn bệnh nào đó rất nguy hiểm. Thực tế thì chậm kinh có rất nhiều nguyên nhân, sau đây là một số những nguyên nhân chính.
Nguyên nhân chậm kinh nguyệt 2 - 5 ngày
- Thứ nhất: chậm kinh là dấu hiệu của mang thai. Khi bạn có thai, thường kinh nguyệt sẽ mất đi, như vậy trong những ngày đầu bạn sẽ gặp phải tình trạng chậm kinh. Để xác định có phải do mang thai hay không bạn nên dùng que thử thai để có kết quả chính xác.
- Thứ hai: thể dục, tập luyện, làm việc quá sức. Phụ nữ mất nhiều năng lượng sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, hormone dễ bị mất cân bằng gây ra chậm kinh.
- Thứ ba: tâm lý có những thay đổi, xáo trộn. Căng thẳng, buồn phiền, đau khổ khi gặp một vấn đề nào đó sẽ ảnh hưởng đế quá trình rụng trứng và khiến trứng rụng muộn hơn, kinh nguyệt ra muộn hơn.
- Thứ tư: mất cân bằng hormone do cơ thể quá gầy hoặc quá béo.
- Thứ năm: những rối loạn trong tiêu hóa, chế độ ăn thiếu dinh dưỡng, mất ngủ…
- Thứ sáu: một Bệnh phụ khoa. Không thể loại trừ những nghi ngờ rằng bạn mắc chứng bệnh nào đó khiến cho kinh nguyệt bị rối loạn. Viêm âm đạo, tử cung, Viêm cổ tử cung, u xơ tử cung, ung thư tử cung…đều có thể gây tình trạng chậm kinh ở bạn.
- Thứ bảy: tác dụng phụ khi dùng thuốc. Các loại thuốc tránh thai, mất ngủ, chống trầm cảm, điều trị hen suyễn, thuốc kháng sinh…
Trường hợp của bạn, trong 2 tháng nay bạn bị chậm kinh, số ngày bị chậm kinh là 2 – 5 ngày, như vậy bạn không nên quá lo lắng. Hiện tại bạn cũng đang ôn thi, vậy thì rất có thể hiện tượng chậm kinh của bạn là do những tác động từ tâm lý, do căng thẳng trong thi cử, mất ngủ, thức khuya, ăn uống không điều độ mà thôi.
Nhưng để biết chính xác nguyên nhân gây chậm kinh của bạn thì bạn nên đến những cơ sở y tế tin cậy để được thăm khám. Khám phụ khoa định kỳ sẽ giúp bạn tầm soát sớm được những Bệnh phụ khoa nguy hiểm nếu như có những bất thường về kinh nguyệt chẳng hạn như chậm kinh.
Đỗ Thị Thanh Thúy
Trung tâm CSSKSS Khánh Hòa
Sưu tầm Phòng khám PK Thiên Tâm