1.Tăng cường chất dinh dưỡng
Tăng cường chất dinh dưỡng là lời khuyên đầu tiên cho trẻ suy dinh dưỡng. Thức ăn cho trẻ nên đầy đủ chất dinh dưỡng, càng đa dạng càng tốt. Tùy theo độ tuổi của trẻ mà mẹ lựa chọn kết cấu thức ăn phù hợp. Do đó, khi chế biến phải chú ý cắt nhuyễn, nấu mềm và nêm phù hợp với khẩu vị của trẻ. Những thực phẩm thích hợp với trẻ nhỏ là trứng, thịt băm, cá băm, rau cũng nên cắt nhỏ.
2. Thêm dầu mỡ vào món ăn của bé
Vì dầu mỡ cung cấp năng lượng gấp đôi chất bột và chất đạm. Mỗi chén bột, cháo hoặc cơm của trẻ cần có một muỗng canh dầu hoặc mỡ. Hơn nữa, dầu mỡ cũng là dung môi giúp bé hấp thụ được các loại vitamin tan trong dầu như E, D.
3. Nấu cháo đặc cho bé
Vì nếu nấu loãng, bé có cảm giác ăn nhiều hơn, nhưng lại chỉ là nhiều nước, trong khi năng lượng sẽ thấp. Tuy nhiên nấu đặc quá sẽ khiến trẻ khó ăn, mẹ nên nấu đặc vừa phải và chú ý chuẩn bị mùi vị hấp dẫn cho món ăn để bé dễ ăn hơn.
4. Ăn thêm bữa phụ
Bữa phụ nên được bắt đầu trước bữa ăn chính khoảng 2 tiếng. Đây cũng có thể là lúc để trẻ ăn bù cho bữa ăn chính ít trước đó. Một số thực phẩm tốt cho trẻ như sữa, sữa chua, hoa quả. Nhất là bữa ăn phụ trước khi đi ngủ sẽ giúp trẻ ngủ thẳng giấc và ngủ ngon hơn. Tuy nhiên mẹ nhớ không nên cho trẻ ăn quá nó trước khi ngủ.
Mỗi ngày trẻ nên được ăn từ 5 – 6 bữa thay vì chỉ ăn 3 bữa. Khi chia nhỏ bữa ăn như vậy, trẻ không có cảm giác phải ăn nhiều mỗi bữa hay cố ép ăn.
5. Không ép trẻ ăn
Hãy để trẻ ăn thêm vừa sức của trẻ, không nên ép ăn hết khi trẻ đã chán. Ép ăn chỉ khiến trẻ sợ ăn, nôn trớ, lâu dần sẽ dẫn tới tình trạng biếng ăn.
Một số món ăn cho trẻ suy dinh dưỡng mà các mẹ nên tham khảo:
1. Cháo thịt cóc
- Thịt cóc 5g, củ mài 20g, gạo tẻ 50g, gạo nếp 20g, muối vừa đủ.
- Chọn cóc vàng, làm thịt chỉ lấy mình và đùi, rửa nhiều lần nước cho sạch, sau đó nướng vàng tán thành bột.
- Củ mài sấy khô, tán thành bột. Gạo tẻ và gạo nếp xay thành bột. Cho bột củ mài, bột gạo tẻ vào nồi thêm nước vừa đủ.
- Đun trên lửa nhỏ, cháo chín cho bột thịt cóc vào quấy đều. Trước khi ăn thêm muối cho vừa miệng.
- Ngày mẹ nên cho bé ăn 3 lần, cần ăn trong nhiều ngày, có thể không cần ăn liên tục mà cứ 5 ngày ăn lại nghỉ 5 ngày, sau đó lại tiếp tục ăn.
2. Cháo chim cút
- Chim cút 1 con (250-300g), gạo nếp 30g, gạo tê 50g, vỏ quýt khô 30g, mắm muối vừa đủ
- Chim cút làm sạch (bỏ ruột, phỏi, phần đầu từ mắt trở lên), ướp mắm muối trong 20 phút.
- Vỏ quýt rán thành bột cho vào bụng chim cút, cùng với gạo tẻ và gạo nếp. Lượng nước cho vào vừa đủ để ninh thành cháo.
- Cho trẻ ăn ngày 1 lần, cần ăn liền 5-10 ngày.
3. Cháo thịt bò băm nhỏ lòng đỏ trứng
- Thịt bò 100g, gạo 100g, lòng đỏ trứng 30g, hành tây 10g, vừng trắng 5g, xì dầu 10g, muối 3g.
- Vo sạch gạo để ráo trong khoảng nửa giờ; thịt bò rửa sạch băm nhỏ; hành tây rửa sạch, thái nhỏ.
- Cho vào nồi lượng dầu thích hợp, cho thịt và hành vào xào thơm.
- Thêm gạo và nước vào đun sôi. Sau đó, văn nhỏ lửa đun tiếp khoảng 40 phút. Cho muối vào rồi múc ra, sau đó cho thêm lòng đỏ trứng vào đánh đều. Cuối cùng có thể cho thêm vừng vào là mẹ đã có một món ngoan dành cho bé.
4. Cá quả hấp
- Cá quả 1 con (khoảng 250g), tỏi 2 tép, bột gia vị vừa đủ.
- Cá quả làm sạch bỏ ruột, khía trên mình cá 2-3 nhát.
- Tỏi giã nhỏ cùng bột ngọt, bột gia vị ướp cá. Sau 20 phút đem hấp cách thủy
- Khi ăn, mẹ cho bé ăn thịt cá nạc và nước; ngày ăn 1 lần, cần ăn liền 5-10 ngày.
5. Gan gà hấp
- Gan gà 150g, phục linh 10g, bột gai vị vừa đủ. Có thể thay gan gà bằng gan lợn.
- Phục linh tán thành bột. Gan gà rửa sạch thái vừa miếp ướp gia vị.
- Trộn bột phục linh với gan gà cho đều, sau đó hấp cách thủy.
- Khi chín, mẹ cho bé ăn ngày 1 lần lúc đói, cần ăn liền 5-10 ngày.
Mẹ cần kịp thời bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho bé khi nhận thấy có dấu hiệu suy dinh dưỡng, đồng thời cũng nên cho bé đi khám kiểm tra đinh kì để phát hiện vấn đề đúng lúc.
Nguyễn Thảo Miên: Trung tâm CSSKSS Khánh Hòa.
Nguồn: eva.vn