Khi trẻ kém hấp thu sẽ dễ bị rối loạn tiêu hóa, đi ngoài sống phân, gầy yếu. Tình trạng chướng bụng, đầy hơi khiến trẻ trở nên biếng ăn hơn. Nếu tình trạng kéo dài sẽ khiến trẻ thiếu dinh dưỡng và thiếu máu ở trẻ.
Cách xử lý trẻ kém hấp thu thức ăn, chậm tăng cân
Khi trẻ kém hấp thu mẹ nên chú ý thay đổi khẩu phần ăn cho trẻ:
– Cho trẻ ăn đủ theo nhu cầu của trẻ, hoạt động thể chất vừa phải. Bên cạnh đó, mẹ lưu ý khả năng tiêu hóa, hấp thu thức ăn của từng trẻ khác nhau nên có thể sẽ đủ với trẻ này, nhưng lại thiếu so với trẻ kia. Nên gia giảm thức ăn để trẻ có sự tiêu hóa phù hợp.
– Ăn đủ chất: Bổ sung đầy đủ các nhóm dưỡng chất, không nên ăn nhiều mà không đủ các chất đạm, béo… cần thiết thì trẻ khó tăng cân. Nhưng nếu ăn quá nhiều thì trẻ cũng khó hấp thu hết.
– Ăn đa dạng: đa dạng các loại thức ăn để đảm bảo cho trẻ được cung cấp những chất khác từ những thức ăn khác và có sự tăng trưởng toàn diện.
– Ăn quá dư thừa: Ví dụ: với trẻ 6 tháng đang ở giai đoạn tập ăn dặm thì mỗi ngày chỉ nên ăn thêm ½ chén bột, còn chủ yếu vẫn là sữa. Còn trẻ 8 tháng thì chỉ nên ăn ngày 2 lần cháo, mỗi bữa ½ chén. Trong cháo có 1 muỗng canh thịt xay, 1 muỗng canh rau và 1 muỗng canh dầu ăn. Không nên ăn quá nhiều vì lúc này, trẻ chưa có đủ men tiêu hóa, dẫn đến việc trẻ không hấp thu được thức ăn.
Làm sao khi trẻ kém hấp thu chất dinh dưỡng?
Khi trẻ kém hấp thu dưỡng chất, trẻ chậm tăng cân, bên cạnh việc thay đổi chế độ dinh dưỡng, mẹ cần chú ý bổ sung thêm vi chất kẽm và selen cho trẻ. Kẽm kích thích hoạt động của khoảng 100 enzym – những chất xúc tác phản ứng sinh hóa trong cơ thể. Kẽm giúp hệ thống miễn nhiễm lành mạnh, giúp bảo vệ vị giác và khứu giác, tăng cường hấp thu dưỡng chất, giúp bé ăn ngon, tăng cân đều.
Theo nghiên cứu và đánh giá gần đây nhất lý do bé bé chậm tăng cân có thể dựa vào các nguyên nhân trong các nhóm sau:
1. Trẻ sinh non.
Sự ra đời khi chưa đủ tuần tuổi phát triển trong bụng mẹ là một nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng chậm tăng cân của trẻ. Nhưng trẻ sinh non không chỉ chậm tăng cân mà sức khỏe cũng yếu hơn những trẻ sinh đủ tháng..
2. Trong quá trình mang thai không đủ chất.
Nguồn dinh dưỡng cho thai nhi chủ yếu do người mẹ cung cấp nên trong quá trình mang thai việc không cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho thai phụ sẽ ảnh hưởng lớn đến cân nặng của trẻ khi chào đời và phát triển.
Chưa kể, những chị em khi mang bầu mà vẫn hút thuốc và lạm dụng ma túy sẽ đặt con vào nguy cơ sinh non, sinh nhẹ cân khi chào đời và tăng trưởng về thể chất, tinh thần chậm sau khi sinh.
3. Rối loạn sức khỏe.
Các phụ huynh nên biết rằng, nếu bé sơ sinh bị một số rối loạn y tế cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng tăng cân của một em bé. Những rối loạn sức khỏe này sẽ nâng cao nhu cầu calo của cơ thể trong khi cơ thể bé lại không hấp thụ và ăn uống được tốt. Kết quả là, em bé nhà bạn sẽ không tăng cân hoặc tăng chậm.
4. Nhiễm các bệnh giun sán.
Vì bé đã bị các ký sinh trùng đường ruột này chia bớt lượng thức ăn ăn vào. Bố mẹ cần tẩy giun định kỳ cho con 6 tháng/lần.
5. Dinh dưỡng nghèo nàn.
Do quá bận bịu hay điều kiện gia đình mà bạn không thể đảm bảo nguồn dinh dưỡng cân bằng trong bữa ăn của trẻ. Điều này khiến cho nhu cầu cơ thể không được đáp ứng dẫn đến tình trạng chậm tăng cân ở trẻ.
6. Nhiễm trùng.
Bé bị nhiễm trùng có thể tạo nên những căng thẳng trên cơ thể và đòi hỏi cung cấp nhiều calo và chất dinh dưỡng hơn so với bình thường.
Những ký sinh trùng, nhiễm trùng đường tiết niệu, bệnh lao và nhiễm trùng tai có thể gây ra điều này. Thông thường các bệnh nhiễm trùng sẽ gây ra sự sụt cân hoặc chững lại cân nặng trong một thời gian ngắn. Song nếu không được điều trị kịp thời, chúng có thể ảnh hưởng đến sự tăng cân của con trong thời gian dài.
7. Bé bị rối loạn đường tiêu hóa.
Khi bị rối loạn đường tiêu hóa khả năng hấp thu dinh dưỡng từ thức ăn của cơ thể giảm. Ngoài ra những bé có dạ dày quá mẫn cảm hoặc bị trào ngược dạ dày, bị kích thích thực quản khiến trẻ không muốn ăn hoặc khó tiêu, có thể là thủ phạm khiến bé không tăng cân hoặc tăng cân chậm..
Bên cạnh đó, bé hay bị tiêu chảy xơ nang, bệnh gan mãn tính…cũng có thể là lý do khiến các chất dinh dưỡng bé ăn không được hấp thụ tối ưu.
8. Thiếu vi chất: Kẽm, vitamin D, selen, canxi, B1…
Đây là các vi chất hỗ trợ tiêu hóa, đảm bảo sự trơn tru của hệ thống tiêu hóa và miễn dịch trong cơ thể. Thiếu các vi chất này dễ khiến cho trẻ mắc bệnh còi xương suy dinh dưỡng, rối loạn đường tiêu hóa…Ngoài ra các vi chất này cũng hỗ trợ và kích thích vị giác của trẻ, cung cấp đầy đủ các vi chất này sẽ giúp trẻ ăn nhiều hơn, ngon miệng hơn, sức đề kháng tốt hơn, hệ miễn dịch cũng được cải thiện.
Nguyễn Thị Hoàng Nhung:Trung tâm CSSKSS Khánh Hòa
Theo nguồn : http://www.dinhduongchobe.org/