PHỤ NỮ BỊ LOÃNG XƯƠNG KHI MANG THAI

19/05/2016 16:19        
Loãng xương thường xảy ra trong lần mang thai đầu tiên ở phụ nữ. Nguyên nhân loãng xương ở các mẹ bầu là việc đi tiểu nhiều hơn dẫn đến việc canxi bị đào thải khỏi cơ thể thường xuyên hơn.

Thai càng lớn thì xương thai nhi càng phát triển và nhu cần canxi càng cao. Nếu mẹ bầu không cung cấp đủ lượng canxi cần thiết cho cơ thể và nuôi dưỡng thai nhi thì sẽ phải đối mặt với tình trạng loãng xương.

Khi bị loãng xương, mẹ bầu thường thấy đau nhức cơ bắp, đau khớ xương, đau lưng, nặng hơn thì có thể lên cơn co giật do hạ canxi huyết quá mức

Nếu không bổ sung canxi đầy đủ thì sẽ khiến trẻ bị suy dinh dưỡng ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Trẻ có thể bị còi xương bẩm sinh, biến dạng các xương gây dị hình,… và đây có thể là nguyên nhân gây loãng xương khi trẻ trưởng thành.

Càng về giai đoạn sau của thai kỳ, do nhu cầu canxi để phát triển xương khớp thai nhi nên cuống rốn tiết ra một lượng estrogen lớn. Việc giảm estrogen gây cảm trở việc hấp thụ canxi của xương trong cơ thể người mẹ và khiến người mẹ bị loãng xương.

Không chỉ khi mang thai mà sau khi sinh, các bà mẹ đều phải đối mặt với nguy cơ bị loãng xương.
Vì vậy trong thời kỳ mang thai, thai phụ cần cung cấp đầy đủ lượng canxi cần thiết cho cơ thể. Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú cần cùng một lượng canxi như những người phụ nữ khác cùng độ tuổi (1000-1200 mg). Các thực phẩm giàu canxi như tôm, cua, ngao, sò, sữa và các sản phẩm của sữa là nguồn cung cấp canxi tốt.

Đồng thời mẹ bầu nên đi khám định kỳ để cải thiện tình trạng loãng xương của cơ thể. Thai phụ có thể uống viên canxi theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Mẹ bầu có thể vận động nhẹ nhàng, đều đặn để cơ thể được thư giãn, xương khớp chắc khỏe hơn.


Nguyễn Thị Lý Oanh 
Trung tâm CSSKSS Khánh Hòa

Sưu tầm Website: http://coxuongkhop.info

 

Liên kết