GIÚP TRẺ VTN XÂY DỰNG LÒNG TỰ TRỌNG

10/09/2015 14:40        
Hành động một cách độc lập
Dám chịu trách nhiệm
Tự hào về thành tích của mình
Chịu đựng được những thất bại
Dám thử nghiệm những cái mới
Kiểm soát được những cảm xúc tích cực cũng như tiêu cực
Biết giúp đỡ người khác

Ngược lại trẻ thiếu tự trọng sẽ
Né tránh những cái mới
Luôn cảm thấy mình chẳng được ai yêu và mình chẳng cần cho ai cả
Hay đổ lỗi cho người khác
Dửng dưng hoặc giả vờ dửng dưng về mặt cảm xúc 
Không có khả năng chịu đựng những thất bại cho dù là rất nhỏ
Luôn cảm thấy tự ti và thấp kém
Dễ bị ảnh hưởng bởi người khác

Hơn bất cứ ai, chính cha mẹ là người có thể giúp trẻ xây dựng lòng tự trọng. Cha mẹ cần biết rằng chính lời nói và hành động của họ có ảnh hưởng mạnh mẽ đến cách thức con cái họ nhận thức về bản thân. Sau đây là một số gợi ý:

1. Hãy động viên con mỗi ngày:
Cha mẹ thường dễ bộc lộ những cảm xúc tiêu cực với trẻ nhưng lại rất khó khăn để biểu lộ sự khen thưởng, tán thành và ủng hộ đối với con. 
Trẻ con thường chỉ thấy những lúc cha mẹ rầy la, đánh mắng mà không biết khi nào cha mẹ hài lòng về mình và liệu cha mẹ có cần đến mình hay không.
Trẻ sẽ lưu lại những ấn tượng đó và “bật lại” trong tâm trí của trẻ. Những cảm nhận tích cực sẽ giúp trẻ phát triển một cách lành mạnh.

2. Cha mẹ hãy rộng lượng cho con những lời ngợi khen
Cha mẹ cần phải ý thức được rằng, trẻ em không phải là MỘT NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH. Vì vậy việc trẻ lóng ngóng, vụng về, sai sót là ĐƯƠNG NHIÊN.
Khi dạy dỗ trẻ, cha mẹ cũng không nên quá cầu toàn và quá kỳ vọng vào sự hoàn thiện bởi trẻ chưa có đủ năng lực cả về thể chất, kỹ năng, nhận thức để có thể hoàn thành tốt công việc như NGƯỜI LỚN.
Vì vậy hãy tìm cách khen ngợi trẻ khi trẻ hoàn thành công việc tốt hoặc khi trẻ tự giác làm một việc gì đó. Thậm chí khi trẻ chấp nhận sự từ chối của bạn, bạn cũng nên khen trẻ “Con đồng ý ở nhà như vậy là ngoan lắm, lần khác mẹ sẽ cho con đi”.
Cha mẹ nên dùng những lời khen có tính miêu tả để trẻ dễ hình dung về sự khen ngợi và động viên của cha mẹ. Ví dụ thay vì khen một cách chung chung như “hay quá”, “đẹp quá” bạn hãy nói với con “bức tranh của con thật rực rỡ và đẹp, mẹ rất thích những bông hoa này của con vẽ!”
Cha mẹ đừng ngần ngại khen con trước mặt người khác vì sẽ giúp trẻ nâng cao lòng tự trọng.

3. Hãy giúp con thực hành tự đánh giá mình một cách tích cực:
Chúng ta đều biết rằng khi suy nghĩ tích cực thì chúng ta sẽ cảm thấy tích cực và khi suy nghĩ của chúng ta tiêu cực thì chúng ta sẽ đau buồn, lo lắng. Từ đó sẽ quyết định đến hành vi của chúng ta.
Với trẻ nhỏ, cha mẹ nên dậy cho trẻ biết suy nghĩ tích cực bằng cách “tự nói chuyện với mình”: “nếu mình cố gắng mình sẽ làm được thôi”, “Được thôi, hôm nay đội mình thua nhưng bọn mình sẽ cố gắng hết sức và đội bạn chắc chắn sẽ không thể thắng mãi được”, “chiếc đàn của mình không mới nhưng âm thanh rất hay”. 

4. Tránh chỉ trích trẻ bằng cách chế giễu hoặc làm nhục:
Khi muốn phê bình trẻ, cha mẹ hãy nói lên mong muốn của mình thay vì đánh giá trẻ theo quan điểm cá nhân của mình. Ví dụ: thay vì nói “con cẩu thả thế”, thì hãy nói “mẹ muốn con gọn gàng hơn một chút”.  

5. Dậy trẻ tập ra quyết định:
Giúp trẻ hiểu được vì sao phải ra quyết định. Hỏi con về vụ việc xảy ra thế nào? Con thấy cần phải thay đổi những gì?
Giúp trẻ suy nghĩ để tìm ra các giải pháp. Cha mẹ hướng dẫn con tìm ra nhiều giải pháp. Khi con chưa đưa ra được giải pháp nào, cha mẹ hãy gợi ý cho trẻ các sự lựa chọn khác nhau.
Cho phép trẻ lựa chọn một giải pháp sau khi đã giúp con tìm hiểu kỹ về những hậu quả có thể xảy ra. Giải pháp tốt nhất sẽ là giải pháp giải quyết được vấn đề, đồng thời làm cho trẻ cảm thấy hài lòng về bản thân.
Sau đó hãy hướng dẫn để trẻ tham gia vào việc đánh giá kết quả. Kết quả có tốt không? Hay xấu đi? Vì sao? Chỉ cho trẻ thấy những mẹo cần thiết để giúp trẻ ra quyết định tốt hơn sau này.

6. Tập cho trẻ tính tự giác và khả năng tự kiềm chế:
Giải thích cho trẻ hiểu về những quy định và giới hạn mà bạn muốn trẻ thực hiện. Trẻ cần biết vì sao phải làm như vậy và làm như vậy có lợi ích gì.
Hãy thực hành cùng với trẻ để thực hiện các quy định đó một cách độc lập (không cần giám sát của cha mẹ) và khi làm xong nên khen ngợi và chỉ cho trẻ thấy những lợi ích đạt được.
Hãy cho trẻ thấy nhiều sự lựa chọn khác để trẻ biết tự kiềm chế mong muốn của mình.
Cha mẹ cần thực hiện vai trò là hướng dẫn viên hoặc giáo viên hơn là người ra kỷ luật và trừng phạt trẻ.



Nguyễn Thảo Miên
Trung tâm CSSKSS Khánh Hòa

 (Nguồn: childdevelopmentinfo)

 

Liên kết