2. Giảm hoặc mất sự quan tâm thích thú
Trẻ có dấu hiệu trầm cảm sẽ không có xu hướng thích thú với bất kỳ thứ gì (ngay cả điều trước đây thu hút các em). Những đồ dùng hay những thứ trước kia là niềm đam mê, giờ cũng khiến trẻ dửng dưng.
2. Trẻ thường ăn/ngủ nhiều hơn bình thường
Đây là cách để trẻ quên đi những ức chế và khó khăn không được giải đáp của mình, ngoài ra đây cũng chính là cách để trẻ tránh phải tiếp xúc với môi trường xung quanh khi đã muốn rút vào vỏ ốc riêng.
3. Bi quan về tương lai, hay suy nghĩ đến cái chết
Nếu không có sự quan tâm và chấn chỉnh kịp thời, những suy nghĩ này sẽ ảnh hưởng rất lớn tới hành động của trẻ. Do có cảm giác chán ngán, bực dọc và không muốn lại gần ai, trẻ bị trầm cảm rất dễ nghĩ tới những điều bi quan như cái chết hoặc nghĩ tới việc mình là người vô dụng, không giúp ích được gì.
4. Dễ khóc hoặc thường xuyên khóc
Những biểu hiện về sự xúc động cũng cho biết trẻ có khả năng mắc chứng trầm cảm hay không, thông thường một đứa trẻ bị trầm cảm sẽ luôn tự ti với bản thân và người xung quanh. Nếu cha mẹ hoặc người thân không hiểu và chỉ trích (dù rất nhẹ nhàng) các em sẽ khiến các em rất dễ xúc động.
5. Có biểu hiện tự hủy hoại bản thân
Đây là dấu hiệu nguy hiểm nhất, dẫn đến những hành vi nông nổi ở trẻ. Hủy hoại bản thân được biểu hiện bằng các hành động: rạch cổ tay, đua xe tìm kiếm cảm giác mạnh,… Nguyên nhân do trẻ thấy chán ngán cuộc sống và không cảm thấy tha thiết hay thấy ai là người quan trọng với mình.
Trên đây là một vài triệu chứng tiêu biểu của trẻ vị thành niên nghi rối loạn trầm cảm. Nếu trẻ có hầu hết những dấu hiệu trên đây thì cần đưa trẻ đi khám tâm lý và điều trị, đồng thời khuyến khích trẻ bày tỏ nguyện vọng, thái độ.
Mỗi hành động đúng đắn của cha mẹ sẽ vạch nên con đường sáng giúp trẻ vững bước hơn trong quá trình trưởng thành.
Phạm Huỳnh Thúy Ngân
Trung tâm CSSKSS KHánh Hòa
Nguồn: Nhatkybe.vn