KỸ NĂNG CƠ BẢ NGƯỜI ĐỠ ĐẺ

01/06/2016 15:32        
Một trong lý do chính là chưa có sự thống nhất về định nghĩa NĐĐCKN, thiếu hệ thống đào tạo với các đầu ra là các kỹ năng cần có của NĐĐCKN. Một số nghiên cứu và đánh giá nhu cầu quốc gia cho thấy phần lớn người làm công việc đỡ đẻ hiện nay không đạt đầy đủ các tiêu chuẩn của NĐĐCKN theo các khuyến cáo quốc tế, để đảm bảo cho một cuộc đẻ được an toàn.

Quyết định số 3982/QĐ-BYT ngày 3 tháng 10 năm 2014 của Bộ Y tế và theo Tổ chức Y tế thế giới đưa ra định nghĩa người đỡ đẻ có kỹ năng như sau: Người đỡ đẻ có kỹ năng là những cán bộ y tế (bác sỹ, y sĩ, hộ sinh), được đào tạo và đạt những kỹ năng cần thiết về chăm sóc trước, trong và sau sinh đối với các trường hợp đẻ thường; phát hiện và xử trí phù hợp với phân tuyến kỹ thuật hoặc chuyển tuyến những trường hợp có nguy cơ cao hoặc tai biến ở bà mẹ, thai nhi và trẻ sơ sinh lên tuyến cao hơn. Người đỡ đẻ có kỹ năng ở Việt Nam phải đạt được 24 kỹ năng chính sau:

1. Giao tiếp hiệu quả với bà mẹ trong quản lý thai nghén, trong sinh đẻ và sau đẻ
2. Khám thai
3. Hỗ trợ bà mẹ và gia đình lập kế hoạch cho cuộc đẻ
4. Giáo dục bà mẹ và gia đình về việc tự chăm sóc khi mang thai, sinh đẻ và sau đẻ.
5. Phát hiện, xử trí bệnh, các yếu tố nguy cơ, các điều kiện bất lợi cho bà mẹ trong thời kỳ thai nghén
6. Phát hiện, xử trí tiền sản giật và sản giật
7. Xác định chuyển dạ
8. Khám âm đạo bảo đảm an toàn cho bà mẹ và người đỡ đẻ.
9. Theo dõi, chăm sóc bà mẹ và thai nhi trong chuyển dạ
10. Ghi chép tình trạng bà mẹ và thai nhi trên Biểu đồ chuyển dạ
11. Xác định và xử trí chuyển dạ đình trệ
12. Đỡ đẻ thường ngôi chỏm
13. Xử trí tích cực giai đoạn 3 cuộc chuyển dạ
14. Phát hiện, xử trí chảy máu sau đẻ
15. Theo dõi, chăm sóc bà mẹ thời kỳ sau đẻ
16. Hướng dẫn bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ
17. Phát hiện bất thường của bà mẹ và trẻ sơ sinh trong thời kỳ sau đẻ
18. Tư vấn về Kế hoạch hóa gia đình sau đẻ
19. Đánh giá tình trạng sơ sinh và chăm sóc sơ sinh ngay sau đẻ
20. Hồi sức sơ sinh (Phát hiện và xử trí tình trạng đe dọa nguy hiểm đối với trẻ sơ sinh)
21. Giáo dục người phụ nữ và gia đình họ về dự phòng nhiễm trùng đường sinh sản, bệnh lây truyền qua đường tình dục, bao gồm cả HIV
22. Hỗ trợ những người đỡ đẻ chưa đạt tiêu chuẩn kỹ năng
23. Thu thập, báo cáo, phân tích dữ liệu liên quan đến bà mẹ và trẻ sơ sinh
24. Chia sẻ trách nhiệm; Phối hợp với đồng nghiệp, và cộng đồng trong chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em.

 

Liên kết