Với tính chất miễn dịch của cơ thể đã giúp các nhà y học phát minh nhiều công trình lớn để cải thiện điều kiện sống của con người. Sự kiện đáng ghi nhớ đầu tiên trong lịch sử miễn dịch là phát minh vacxin phòng bệnh tả đầu tiên của nhà bác học Louis Pasteur, năm 1881. Từ đó có nhiều phát minh trên nhiều lĩnh vực phòng bệnh, làm sáng tỏ nhiều cơ chế gây bệnh, giúp chẩn đoán được bệnh nhanh chóng và chuẩn xác, và điều trị bệnh…
Trung tâm CSSKSS Khánh Hòa hiện đang thực hiện các kỹ thuật xét nghiệm miễn dịch như tầm soát dị tật bẩm sinh trên hệ thống máy miễn dịch tự động như xét nghiệm Double test từ tuần thứ 11-13 của , thai kỳ và Triple test từ tuần thai 16 – 20 để tầm soát nguy cơ các dị tật bẩm sinh của thai nhi.
Năm 2014 tại Trung tâm đã có 1697 phụ nữ mang thai được tầm soát dị tật bẩm sinh với xét nghiệm Double test và 1381 phụ nữ nang thai với xét nghiệm Triple test.
Double test: là một trong các test sàng lọc dựa vào định lượng một số chất đặc trưng của thai DTBS có ở trong máu của mẹ ( ß-hCG, uE3, PAPP-A và inhibin-A) còn gọi là sàng lọc bằng huyết thanh mẹ. Phương pháp này có giá trị cao trong việc sàng lọc một số thai DTBS được biết đến từ đầu những năm 1980. Tỉ lệ phát hiện thai Down của các biện pháp sàng lọc huyết thanh hiện nay có thể tới hơn 90% tổng số thai bị Down ở tất cả các thai phụ tham gia sàng lọc.
Triple test: còn gọi là xét nghiệm bộ ba là loại xét nghiệm tầm soát sử dụng máu mẹ để tìm hiểu nguy cơ một số rối loạn bẩm sinh ở thai. Có ba chất được sử dụng trong xét nghiệm này là AFP, hCG và Estriol. Trong đó AFP (alpha-fetoprotein) là loại protein do thai sản xuất, hCG(human chorionic gonadotropin) là loại nội tiết do nhau sản xuất trong quá trình mang thai và Estriol là loại nội tiết estrogen được cả nhau và thai sản xuất. Đây là loại xét nghiệm không xâm lấn và hoàn toàn không gây ảnh hưởng đến mẹ và thai.
Ngoài ra, Trung tâm hiện đang triển khai thêm một xét nghiệm TSH (nội tiết tố được tiết ra từ tuyến yên điều hòa sự bài tiết T3 và T4 của tuyến giáp) cho thai phụ và phụ nữ chuẩn bị mang thai.
TSH: là xét nghiệm rất có giá trị trong chẩn đoán và theo dõi bệnh lý tuyến giáp, đặc biệt trong bệnh Basedow.
Cường giáp trên bà mẹ mang thai làm tăng nhịp tim thai, thai lưu, dị tật thai…
Suy giáp khi mang thai có thể gây ra thiếu máu, tiền sản giật, sinh non, nhau bong non, thai chậm phát triển, suy dinh dưỡng bào thai với tần xuất 20-30%. Nhiều nghiên cứu cho thấy mẹ bị suy giáp được theo dõi và điều trị đầy đủ thuốc, bé sinh ra hoàn toàn bình thường, đó chính là lý do cần xét nghiệm chỉ số TSH trong thai kỳ.
Tài liệu tham khảo: Miễn dịch học, nhà xuất bản Y học, …