Tiếp cận và tư vấn
Đến khám hiếm muộn các bạn cần lưu ý phải khám cả vợ và chồng.
Các cặp vợ chồng sẽ cung cấp cho bác sĩ những thông tin về bản thân như: tuổi; nghề nghiệp; thói quen sử dụng thuốc lá, rượu bia hoặc là thuốc khác; chu kỳ kinh nguyệt; thời gian lập gia đình và thời gian mong con; các biện pháp tránh thai đã từng sử dụng; tiền sử sảy thai, bỏ thai; các bệnh lý đã - đang mắc hoặc đã - đang điều trị; tiền sử dị ứng thuốc hoặc dị ứng khác nếu có; tiền căn gia đình có liên quan, tiền sử đã khám và điều trị hiếm muộn…
Các cặp vợ chồng đến phòng vô sinh ở tầng 2 (p2.6). Tại đây các bạn sẽ được nhân viên y tế hướng dẫn đăng ký khám bao gồm những nội dung sau:
Khám lâm sàng và các xét nghiệm cơ bản
+ Khám phụ khoa tổng quát bao gồm: khám phụ khoa, nhuộm gram, soi cổ tử cung, Pap’s mear, Chlamydia test.
+ Siêu âm: tử cung - phần phụ , bụng tổng quát, vú, tuyến giáp.
+ Xét nghiệm máu: tổng phân tích tế bào máu, HIV, HBsAg, nhóm máu – Rh, TSH, giang mai; nội tiết nếu cần (AMH, E2, Progesterone, Testosterone, Prolacstin, LH, FSH …)
+ Chụp kiểm tra ống dẫn trứng (HSG): sau khi tổng hợp kết quả khám vợ và chồng, bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng hiếm muộn của anh chị và chỉ định chụp kiểm tra ống dẫn trúng nếu cần.
- Về phía chồng:
- Xét nghiệm máu: tổng phân tích tế bào máu, HIV, HBsAg, nhóm máu – Rh, TSH, giang mai; nội tiết nếu cần.
+ Xét nghiệm tinh trùng (Tinh dịch đồ): yêu cầu không xuất tinh 3 – 5 ngày trước khi xét nghiệm.
+ Siêu âm: bìu, tiền liệt tuyến nếu cần.
Kết luận và hướng điều trị:
Bác sĩ tổng hợp kết quả khám của vợ và chồng sau đó kết luận sơ bộ về nguyên nhân vô sinh. Qua đó cùng thảo luận với anh chị hướng điều trị phù hợp, các phương pháp điều trị cơ bản:
- Siêu âm theo dõi nang noãn è giao hợp tự nhên .
- Kích thích buồng trứng bằng thuốc uống (Clomiphen Citrate; Letrozole) hoặc thuốc tiêm (hMG, FSH) è giao hợp tự nhiên hoặc bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI).
- Mỗi kỹ thuật thực hiện tối đa 3 – 4 chu kỳ tùy tình trạng đáp ứng của buồng trứng và điều kiện kinh tế xã hội của các cặp vợ chồng.
- Đối với các trường hợp tinh dịch đồ có vấn đề cần điều trị, yêu cầu phải điều trị liên tục ít nhất 3 tháng.
BS.CK II Trần Thị Quỳnh Uyên
Trưởng Khoa CSSKBM - KHHGĐ