NHỮNG KHÓ KHĂN VÀ RÀO CẢN TÂM LÝ CỦA HỌC SINH CUỐI CẤP III .

21/05/2015 15:42        
Để có thể giúp các em cũng như các bậc phụ huynh hiểu biết hơn về tâm lý của học sinh cuối cấp chúng ta sẽ tìm hiểu nguyên nhân và đề ra một số phương hướng giúp các em cân bằng tâm lý, và có những định hướng tốt cho cuộc sống và tương lai của mình.

Trong trường THPT, nhất là học sinh lớp 12, những khó khăn, rào cản tâm lý không chỉ liên quan đến việc học sinh lĩnh hội lượng tri thức lớn hơn, khó hơn mà còn liên quan đến cách học, cách áp dụng các tri thức đó còn có những khó khăn, rào cản tâm lý khác, làm ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng học tập của học sinh như các vấn đề hoàn cảnh gia đình, môi trường sống, bạn bè, bản thân cá nhân học sinh... những yếu tố này nếu tồn tại độc lập nó sẽ không có ý nghĩa những khi chúng gộp lại, liên kết với những yếu tố khác sẽ tạo ra những bất lợi làm cho học sinh gặp khó khăn trong học tập.

Khó khăn, rào cản tâm lý thường xảy ra đối với học sinh lớp 12 là các em phải chịu một sức ép lớn, phải thực hiện những công việc căng thẳng, đòi hỏi những nỗ lực, cố gắng nhiều hơn. Thậm chí có em không học được cách thích ứng dẫn đến kết quả học tập bị giảm sút rõ ràng.

Các em học sinh lớp 12 gặp khó khăn về cảm xúc trí tuệ ở mức cao nhất. Sự “ mệt trí”, “sức ép” và sự “thất vọng khi không đạt được mục tiêu’ là 3 cảm nhận thường xuyên của học sinh. Về mặt nhận thức, học sinh gặp khó khăn trong khả năng tiếp thu bài vở, xác định động cơ học tập và tự đánh giá bản thân. Khó khăn trong hành vi thể hiện chủ yếu qua cách học “nước đến chân mới nhảy”, ‘làm việc riêng’ và “không tuân theo kế hoạch”.

Theo chuyên viên tư vấn tâm lý học đường Lý Thảo cho hay với cường độ học tập khá cao, khối lượng công việc được giao vượt quá khả năng thực hiện, các em không có thời gian cần thiết để phục hồi sức làm việc sau một ngày học và sự mệt mỏi thể chất cũng ảnh hưởng đến các quá trình nhận thức, cảm xúc và ý chí. Khó khăn về cảm xúc và trí tuệ được đánh giá ở mức độ cao nhất:

+ Môi trường học tập căng thẳng trong đó: lịch học quá nhiều, áp lực do các môn học trên lớp, việc học thêm, chương trình học nặng so với khả năng học tập của các em...

+ Có nhiều kỳ thi quan trọng mà các em cần phải trải qua, đặc biết là kỳ thi tốt nghiệp và kì thi đại học sắp tới.

Đặc điểm nổi bật nhất ở học sinh lớp 12 là sự thay đổi cả về thể chât, tâm lý, lứa tuổi các em đang ở độ tuổi chuyển từ sống lệ thuộc sang sống độc lập về ý thức, nhận thức, lý tưởng sống. Các em đang ở giai đoạn cần có những quyết định có tính chất bước ngoặt cuộc đời. Nếu không được chẩn bị về thể chất, tâm lý, kiến thức, ... một cách đầy đủ sẽ khiến các em vấp phải nhiều khó khăn, rào cản dẫn đến những cú sốc về tâm lý, đời sống tinh thần của các em, làm cho các em có những thái độ, hành vi bất thường, tiêu cự mà người lớn khó hiểu.

Nhìn chung, học sinh lớp 12 hiện nay thường phát triển khá đầy đủ về thể chất, được nuôi dưỡng tốt. Nhưng khi bước sang tuổi thanh niên, cùng với sự biến đổi sâu sắc về thể chất các em cũng phải trải qua những biến đổi sâu sắc về tâm lý. Chính vì thế mà ở lứa tuổi nay, các em thường có những biểu hiện khác lạ, nhiều khi là những hành động không tốt có thể gây ra hậu quả xấu...

Về phía gia đình, nền kinh tế công nghiệp và dịch vụ phát triển, nhịp sống hối hả đã cuốn các bậc phụ huynh vào vòng xoáy của công việc và bạn bè. Những lo toan công việc khiến họ không có đủ thời gian để quan tâm, chăm sóc con cái. Khá nhiều bậc phụ huynh chưa thực sự hiểu con mình muốn gì, cần gì từ cha mẹ. Nghĩ rằng con mình chỉ cần có vật chất đầy đủ là được nên nhiều gia đình để cho con quá thoải mái về kinh tế và hành động. Cũng có nhiều trường hợp gia đình khá giả sợ con hư, dễ mặc vào các tệ nạn xã hôi nên bắt các em chỉ ở nhà... Tất cả những tác động trên đều tác động trực tiếp tới đời sống của các em. Nó ảnh hưởng tới đời sống tâm lý, tinh thần vì lứa tuổi này rất cần sự tiếp xúc giao lưu tích cực để bổ sung và hoàn thiện nhân cách. Đặc biệt với các em học sinh lớp 12, với quan niệm “đại học chính là cánh cửa duy nhất bước vào đời”, nhiều bậc phụ huynh chỉ chăm chú đầu tư cho con cái hết học chính đến học thêm để vượt qua kỳ thi, mà quên chia sẻ và hỗ trợ các em vượt quan nhữn khó khăn tâm lý trong học tập và hướng nghiệp.

Trong nhà trường: mặc dù trong thời gian gần đây vấn đề tâm lý của học sinh được quan tâm và lưu ý nhiều hơn. Tuy nhiên nó chưa thực sự phổ biến nhiều trong các trường học. Những cơ hội trao đổi về tâm lý giữa các em học sinh với thầy cô và cha mẹ không nhiều. Kèm thêm đó, thời gian học tập của năm học cuối cấp là quá nhiều và căng thẳng.

Các em vừa phải lo học hành, học phụ đạo, học thêm... Nên không có nhiều thời giandành cho các hoạt động tập thể và giải trí. Sự hoang mang vì không được thổ lộ và tìm kiếm nguồn hộ trợ tâm lý, cộng với nhiệm vụ học tập nặng nề và những yêu cầu quá sức từ gia đình và nhà trường đã tạo nên áp lực tâm lý rất lớn đối với học sinh.

Về môi trường xã hội, xã hội phát triển kép theo đó là nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên các tệ nạn xã hội cũng theo đó mà xuất hiện ngày càng nhiều. Mặt trái của cơ thể thị trường đã tác động tiêu cực tới nhận thức của các em dẫn tới lối sống ích kỷ, buông thả, đua đòi, thích hưởng thụ tạo ra những hiện tượng lệch lạc trong suy nghĩ và hành động của các em. Một số lượng không nhỏ các học sinh dù đang ngồi trên ghế nhà trường cũng dễ sa ngã vào các tệ nạn mà không lường trước được hậu quả.

Như vậy: Trong quá trình học tập ở trường PT, học sinh lớp 12 thường gặp phải các rào cản tâm lý, các rào cản đó tạo ra nhiều khó khăn cho các em ở nhiều mặt khía cạnh của cuộc sống. Tuy mức độ tác động của các khó khăn mà theo các em đánh giá là tương đối ít nhưng nó vẫn có những ảnh hưởng nhất định làm cho các em gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống làm cho các em không đạt được những mục tiêu đã đặt ra.

Việc đưa ra các giải pháp khả thi, cụ thể và thực hiện nó là một điều thực sự cần thiết. Không chỉ giúp các em học sinh có được một tâm lý thoải mái, tạo ra một mối trường sống và học tập thuận lợi hơn với các em mà còn nâng cao được chất lượng giáo dục trong nhà trường. Hướng tới một môi trường giáo dục, tiên tiến, phát triển về nhiều mặt.


Nguyễn Thảo Miên
Trung tâm CSSKSS Khánh Hòa


Nguồn: Hội khoa học tâm lý- giáo dục Việt Nam
 

Liên kết