Cách đây không lâu anh Nguyễn Văn T. Có đến khoa Vị thành niên – Nam học Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản Khánh Hòa than phiền rằng anh hay bị đau tinh hoàn, đau không liên tục có khi ngồi học lâu trên giảng đường thì đau tinh về nghĩ ngơi thì hết, có khi chơi thể thao cũng cảm giác đau. Anh nghĩ đau tinh hoàn là bình thường vì có thể do bận quần “chip” chật.
Theo Davis (1990), đau tinh hoàn mạn tính là tình trạng đau liên tục hay từng đợt, một hoặc cả hai bên tinh hoàn, kéo dài trên 3 tháng. Đau tình hoàn mạn tính có rất nhiều nguyên nhân nhưng trong đó có trên 50% chưa tìm được nguyên nhân.
Các nguyên nhân gây đau tinh hoàn mạn tính:
- Nguyên nhân tại tinh hoàn: tổn thương tinh hoàn do chấn thương, u, teo và sẹo tinh hoàn.
- Nguyên nhân tại mào tinh: do viêm, sưng nề mào tinh hoàn mạn tính, nang mào tinh, tắc mào tinh.
- Nguyên nhân tại thừng tinh: hậu triệt sản, giãn tĩnh mạch tinh, chèn ép thần kinh sau phẫu thuật vùng bẹn điều trị thoát vị bẹn, điều trị giãn tĩnh mạch tinh.
- Nguyên nhân tại bìu: tràn dịch tinh mạc, u hạt tinh trùng.
- Nguyên nhân tại hệ niệu: hẹp niệu đạo, sỏi niệu quản đoạn chậu.
- Ngoài bìu: xơ hóa sau phúc mạc, thoát vị đĩa đệm, phình động mạch chậu.
- 50% không rõ nguyên nhân.
Chẩn đoán đau tinh hoàn mạn tính:
Bệnh nhân nên làm đầy đủ các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán nguyên nhan nào gây đau tinh hoàn mạn tính để có phương pháp điều trị cụ thể cho từng nguyên nhân như: siêu âm hệ tiết niệu sinh dục, chụp X quang, các xét nghiệm máu, các xét nghiệm nước tiểu và vi khuẩn.
Điều trị:
Tùy vào nguyên nhân nào thì thầy thuốc có hướng điều trị nguyên nhân đó như điều trị nội khoa, điều trị ngoại khoa, hoặc can thiệp một biện pháp hiện đại nào đó phù hợp với tình bệnh nhân.
Trung tâm CSSKSS Khánh Hòa
Tài liệu tham khảo:
TS. BS. Nguyễn Thành Thư (2013), Nam khoa lâm sàng,
Nhà xuất bản tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.