ĐAU VÙNG XƯƠNG CHẬU TRONG THAI KỲ

12/11/2024 15:53        

1. Triệu chứng của đau xương chậu khi mang thai là gì?

- Trên xương mu ở phía trước và xương cùng cụt ở phía sau

- Lan qua một hoặc hai bên thắt lưng

- Khu vực giữa âm đạo và hậu môn (đáy chậu)

- Lan ra đùi

* Đau có thể tăng lên khi:

 - Đi bộ trên bề mặt không bằng phẳng, mặt đất gồ ghề hoặc quãng đường dài.

- Đi lên hoặc xuống cầu thang

- Đứng trên một chân (ví dụ: khi bạn thay quần áo hoặc ra khỏi bồn tắm)

- Trở mình trên giường …v..v

 

2. Nguyên nhân gây đau xương chậu khi mang thai

Trong thời gian mang thai, cơ thể bạn sản xuất một loại hormone gọi là relaxin có tác dụng làm mềm dây chằng để giúp em bé có thể vượt qua xương chậu khi chuyển dạ. Điều này cũng đồng nghĩa các khớp trong khung chậu của bạn tự nhiên trở nên lỏng lẻo hơn, đau xương chậu khi mang thai xảy ra khi cơ thể bạn không thích nghi tốt với việc dây chằng trở nên lỏng lẻo

  • Các khớp trong xương chậu của mẹ bầu di chuyển không đều
  • Có sự thay đổi do cơ hoạt động hỗ trợ các khớp xương chậu
  • Một khớp xương chậu không hoạt động tốt và gây đau nhức.

Hơn nữa, mẹ bầu cũng có khả năng đau xương chậu nếu:

  • Vùng xương chậu bị đau hoặc đau khớp vùng chậu trước khi mang thai
  • Từng bị chấn thương vùng xương chậu trước đây
  • Từng bị đau xương chậu ở lần mang thai trước
  • Có BMI (chỉ số khối của cơ thể) cao, bị thừa cân trước khi mang thai.

Đặc biệt, trong giai đoạn cuối của thai kỳ, cơn đau xương chậu có cường độ cao hơn do:

  • Thai nhi phát triển to lớn
  • Ngôi thai thuận và chèn ép vào khung chậu cùng với xương mu và xương cột sống.

3. Một số câu hỏi thường gặp ở thai phụ đau vùng xương chậu

- Đau xương chậu khi mang thai có gây hại cho em bé  hay không?

            Mặc dù tình trạng này gây đau đớn cho bạn, nhưng nó sẽ không tác động xấu đến em bé của bạn.

- Có thể sinh ngã âm đạo được không?

            Hầu hết phụ nữ bị đau vùng chậu khi mang thai đều có thể sinh thường qua đường âm đạo nếu không có các chống chỉ định khác. 

            Thông thường sẽ không cần sinh mổ cho những thai phụ có đau xương chậu. Không có bằng chứng cho thấy sinh mổ giúp ích hơn trong trường hợp này, thậm chí có thể làm chậm quá trình hồi phục sau sinh của bạn.

 - Triệu chứng đau có cải thiện sau sinh không?

            Đau xương chậu thường được cải thiện sau sinh. Tuy nhiên vẫn có khoảng 1/10 phụ nữ sẽ bị đau kéo dài.

            Nếu bị đau nhiều, bạn nên cẩn thận hơn khi di chuyển. Phòng bạn ở nên gần nhà vệ sinh hoặc có phòng tắm riêng.

- Nên làm gì để giảm đau?

- Bạn nên đến gặp bác sĩ ngay khi có triệu chứng đau để được tư vấn hoặc  kê đơn thuốc.

- Bạn nên TRÁNH bất cứ điều gì có thể làm cho triệu chứng đau nặng nề hơn, như:

  • Đứng bằng một chân hoặc bắt chéo chân.
  • Nâng hoặc đẩy vật nặng
  • Lên xuống cầu thang quá thường xuyên, khom lưng...
  • Ngồi trên sàn, ngồi hoặc đứng trong thời gian dài

            Để được thăm khám và tư vấn rõ hơn về các triệu chứng mà bạn đang mắc phải khi mang thai, Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản Khánh Hòa luôn là nơi đáng tin cậy đáp ứng mong muốn của bạn với các dịch vụ khám thai định kỳ, tư vấn, thăm khám, xét nghiệm máu tổng quát; tầm soát dị tật thai nhi, siêu âm màu, siêu âm 4D…vv..  

            Để biết thêm chi tiết vui lòng liên hệ: Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản, địa chỉ: số 36 Yết Kiêu- P. Vạn Thắng –TP. Nha Trang.

  • Báo SKĐS,Trang tin y tế YouMed.
 

Bài viết liên quan

Liên kết