2.Bạn cần phải thường xuyên đo trọng lượng cơ thể, cân đối chế độ dinh dưỡng
3. Bạn không nên có quan niệm là phải ăn cho cả hai người và nhớ hạn chế việc ăn nhiều muối
4. Không nhất thiết phải ăn vặt quá nhiều giữa các bữa ăn, nên uống nhiều nước tuy nhiên đừng uống nước ngọt và nước có ga
5. Tuyệt đối không hút thuốc lá, không uống rượu và các chất kích thích khác
6. Bạn không nên sử dụng thuốc mà không có chỉ định của bác sĩ, người đang quản lý thai của bạn
7. Bạn cũng nên tránh những chuyến đi quá xa hoặc quá vất vả.
8. Bạn có thể tập thể dục hoặc chơi các môn thể thao theo lời khuyên của bác sĩ với nhịp độ nhẹ hơn ngày thường, ưu tiên bơi lội và đi bộ
9. Bạn có một thời gian nghỉ khá dài để chăm sóc con mình do đó hãy tự lựa chọn cách chăm sóc em bé tương lai một cách khoa học và phù hợp
10. Bạn đừng quên rằng không có gì tốt bằng sữa mẹ, đó là sự bảo vệ con bạn tốt nhất khỏi các bệnh nhiễm trùng và dị ứng.
KHI NÀO BẠN CẦN ĐẾN CƠ SỞ Y TẾ NGAY LẶP TỨC
- Đau bụng nhiều
- Ra máu âm đạo
- Không thấy cử động thai ( sau tháng thứ tư)
- Đau đầu nhiều, mắt nhìn mờ, cảm thấy như có ruồi bay trước mặt
- Có cơn ngất hoặc co giật
- Sốt cao
- Chảy nhiều nước từ âm đạo
KHI NÀO BẠN CẦN ĐẾN CƠ SỞ Y TẾ CÀNG SỚM CÀNG TỐT
- Bạn thường xuyên cảm thấy mệt, tim đập nhanh, thở hổn hển, móng tay hoặc bàn tay trắng bệt, môi và niêm mạc nhợt nhạt.
- Bạn hay bị hoa mắt chóng mặt, xây xẩm muốn té
- Bạn thấy phù ở tay, đặc biệt là phù ở mặt
- Nôn nhiều hoặc nôn liên tục
- Khí hư nhiều, đặc và đục như mủ hoặc có mùi hôi, ngứa…
- Bạn thấy chế độ ăn bình thường mà cân nặng lại tăng quá nhanh
- Không tăng cân hoặc sụt cân từ sau tháng thứ tư
BS Trần Thị Quỳnh Uyên
Trung tâm CSSKSS Khánh Hòa