ACID URIC BAO NHIÊU LÀ CAO.

02/02/2017 15:44        
Trả  lời:
Chào bác !
Theo như kết quả xét nghiệm của bác thì chỉ số acid uric của bác khá cao, ngưỡng acid uric máu an toàn trong khoảng 140.0-420.0 mmol/L.
Chi số acid uric ở ngưỡng an toàn:
- Nam: dưới 420 µmol/l (7mg/dl
- Nữ: dưới 360 µmol/l (6mg/dl)

Acid uric cao không hẳn đã mắc bệnh gút, acid uric được theo dõi để  đánh giá  nồng độ acid uric trong máu, việc tăng acid uric không phải là tiêu chuẩn chấn đoán bệnh gút, đây yếu tố càn được lưu ý khi chấn đoán bệnh gút.
Chấn đoán và xác định bệnh gút dựa vào nhiều yếu tố, để xác định bác có mắc bệnh gút hay không bác cần phải làm thêm các cận lâm sàng khác một trong những tiêu chuẩn vàng để chấn đoán bệnh gút là phát hiện có tinh thể hình kim urat dưới kính hiển vị phân cực, nguyên nhân gây bênh gút bới sự lắng đọng của các tinh thể muối urat natri.

Để chẩn đoán bệnh được chính xác, khi đi khám tại các cơ sở chuyên khoa Cơ Xương Khớp, các bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán lâm sàng và chỉ định làm xét nghiệm cho bạn. Trong điều trị gút xét nghiệm máu bao gồm chỉ số acid uric sẽ được tiến hành thường xuyên trên bệnh nhân đến khám hoặc tái khám. Đây là việc làm cần thiết không thể bỏ qua.

Trong cơ thể acid uric là sản phẩm cuối cùng của chuyển hóa chất dinh dưỡng (chuyển hóa của hợp chất có tên purin), acid uric sinh ra chủ yếu được đào thải qua nước tiểu. Khi acid uric trong máu (gọi là acid uric máu) tăng ở mức khoảng 7 đến 9mg/dl gọi là chứng tăng acid uric máu không triệu chứng. Lúc này cần phải kiểm soát và thực hiện chế độ ăn phù hợp. Khi acid uric máu đo được trên 9mg/dl, acid uric là chất ít tan sẽ kết tinh thành tinh thể muối urat đọng lại trong sụn, khớp đến mức gây đau đớn có khi là dữ dội ở các khớp gọi là cơn gút cấp , khi đó phải điều trị bằng các nhóm thuốc hạ nồng độ acid uric.

Tác dụng có thể khác nhau tuỳ cơ địa của người dùng.


Trần Trương Đài: Trung tâm CSSKSS Khánh Hòa.
Theo http://benhgout.net

 

Liên kết