Trong ba tháng đầu khi mang thai, bạn có thể thấy cơ thể mình không có nhiều sự thay đổi, đặc biệt là về hình thức bên ngoài. Tuy nhiên, bạn chớ nên chủ quan bởi đây chính là giai đoạn rất nhạy cảm và khó khăn đối với nhiều thai phụ. Ở 3 tháng đầu của thai kỳ, khi tử cung mở rộng làm tăng thêm áp lực lên bàng quang, bàng quang yếu chính là nguyên nhân gây ra những rắc rối ở đường tiểu của nhiều thai phụ.
Tiểu rắt ở 3 tháng đầy thai kỳ khiến cho nhiều phụ nữ lo lắng. Tuy nhiên, thực chất đây chỉ là hiện tượng sinh lý bình thường đối với những phụ nữ mang thai ở những tháng đầu. Vì vậy, bạn cũng không cần quá lo lắng.
Thế nhưng, cũng có một số trường hợp thai phụ vì tiểu rắt, phải đi tiểu quá nhiều lần, nhất là về đêm khiến chị em khó chịu, thậm chí là mất ngủ, sức khoẻ suy giảm… thì lại là vấn đề đáng phải bàn. Lúc này, bạn hãy tìm tới các bác sĩ chuyên khoa để chia sẻ và được tư vấn cụ thể.
Trong thời gian đầu của thai kỳ, hầu hết thai phụ đều gặp phải tình trạng tiểu rắt rất khó chịu và phiền toái. Lý do là vì ở giai đoạn này, tử cung to ra và còn nằm trong tiểu khung, đè lên bàng quang nên kích thích việc muốn đi tiểu của chị em. Ngoài ra, thòi kỳ này, đầu thai nhi chúc xuống, lọt trong tiểu khung và đè lên bàng quang gây áp lực tạo cảm giác muốn tiểu liên tục.
Tiểu rắt hẳn là khiến cho nhiều thai phụ khó chịu. Vậy làm sao để giảm bớt tình trạng tiểu rắt khi mang thai? Trao đổi về vấn đề này với các bác sĩ Trung tâm chăm sóc sức khoẻ sinh sản Hà Nội được biết:
- Phụ nữ mang thai nếu muốn hạn chế tiểu rắt nên tránh những đồ uống như trà, café và những đồ uống có cồn. Chú ý, không nên nhịn tiểu hay không uống nước vì sợ đi tiểu nhiều. Nước rất quan trọng đói với sức khoẻ của cả mẹ và bé vì nó giữ cho nước ối của bạn ổn định, giúp trẻ phát triển tốt.
- Ngoài ra, bạn nên uống nước đều trong ngày, tránh uống nhiều vào 1 giờ nhất định và nên uống ít vào buổi tối, trước khi đi ngủ để giảm thiểu số lần đi tiểu đêm gây mất ngủ.
- Bên cạnh đó, những bài tập cũng được cho là rất có lợi khi bạn mang thai.
- Phụ nữ mang thai cũng được khuyên nên ăn nhiều hoa quả, rau xanh cũng như các loại thực phẩm giàu chất xơ khác, uống khoảng 8 ly nước một ngày để tránh táo bón…
- Nên kéo dài thời gian giữa những lần đi tiểu một cách từ từ để có thể quen dần và giảm bớt gánh nặng về tiểu rắt.
- Trường hợp nếu thai phụ cảm thấy tiểu khó, cảm giác đau, nóng rát khi đi tiểu thì cần báo ngay cho các bác sĩ chuyên khoa để được khám và can thiệp kịp thời. Bởi tiểu rắt đôi khi là dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng tiểu, có khả năng gây nguy hiểm tới sức khoẻ của cả mẹ và bé.
Giai đoạn mang thai luôn là nỗi lo lắng của rất nhiều chị em. Để có sức khoẻ tốt và có những đứa con khoẻ mạnh, hãy quan tâm hơn nữa tới bản thân mình, đi khám và siêu âm định kỳ theo quy định, chia sẻ những lo lắng của mình với các bác sĩ để được tư vấn kịp thời.
Huỳnh Thị Lệ Xuân
Trung tâm CSSKSS Khánh Hòa
Nguồn sưu tầm http://bacsygioi.com