TRẺ QUẤY KHÓC ĐÊM, KHI NÀO LÀ DẤU HIỆU CỦA BỆNH LÝ

14/03/2017 14:21        
Để khắc phục tình trạng này, mẹ nên lưu ý một vài điều sau:
-Không cho bé bú đúng giờ, lúc nào bé đói thì mới cho bú đồng thời để bé bú một bên cho đến khi trẻ thôi hoặc ngủ giữa chừng.
- Cho bé bú trong một không gian yên tĩnh. Đôi khi mẹ nằm cho bé bú là một giải pháp hay giúp cho lượng sữa chảy với tốc độ vừa phải, tránh cho bé bị sặc, trớ,…
-Khi trẻ khóc mẹ có thể bồng bé trên tay, nựng bé đỡ khóc hoặc massage bụng cho trẻ….

Trẻ quấy khóc đêm – dấu hiệu của bệnh lý
Nếu trẻ khóc dạ đề thì mẹ không cần lo lắng nhiều, dần dần hiện tượng này sẽ chấm dứt. Tuy nhiên trẻ quấy khóc đêm kéo dài, khóc nhiều kèm theo một số dấu hiệu thì rất có thể bé đang bị bệnh dưới đây:

- Còi xương: trẻ quấy khóc đêm kèm theo các dấu hiệu như ra mồ hôi trộm, rụng tóc vành khăn, hay giật mình tỉnh giấc. Nguyên nhân của tình trạng này là do trẻ bị thiếu canxi và vitamin D. Để khắc phục mẹ nên bổ sung canxi và vitamin D cho trẻ từ nguồn thực phẩm hàng ngày, sữa mẹ hoặc các loại thuốc

- Lồng ruột: trẻ quấy khóc đêm kèm theo các dấu hiệu như nôn, khóc thét lên, ưỡn ngực, bỏ bú, đi ngoài ra máu. Nguyên nhân của tình trạng này là do trước đó trẻ em bị nhiễm khuẩn đường hô hấp, đường ruột hoặc tiêu chảy. Khi trẻ có hiện tượng này mẹ nên đưa bé đến các cơ sở khám chữa bệnh để được tư vấn kịp thời.

-Trẻ bị giun hoặc viêm ruột cấp: trẻ quấy khóc đêm kèm theo các triệu chứng như đau bụng, khóc thét, khóc không nhanh, không chậm, đều đều, sắc mặt trắng bợt, vã mồ hôi, nôn mửa. Bé không cho sờ vào bụng, nếu mẹ sờ vào bé sẽ khóc to hơn. Khi bé rơi vào tình trạng này mẹ nên có biện pháp tẩy giun kịp thời cho trẻ.

Trẻ quấy khóc đêm khiến bố mẹ lo lắng, sốt ruột. Vì vậy mẹ cần nhận biết rõ các dấu hiệu để phân biệt được khi nào bé khóc là do sinh lý và khi nào bé khóc có liên quan đến bệnh lý để có biện pháp chữa trị nhé.

Phạm Huỳnh Thúy Ngân: Trung tâm CSSKSS Khánh Hòa.
Nguồn:dinhduongchobe.org


 

Liên kết