" TAY KHÔNG" KÍCH THÍCH TRÍ NÃO CON PHÁT TRIỂN

27/03/2017 16:15        
Não bao gồm nhiều phần phối hợp có nhiệm vụ kiểm soát toàn bộ việc chúng ta làm, từ nghe, nhìn, ngửi, hoạt động đến giải quyết vấn đề theo từng cấp độ khác nhau. Mỗi phần quan trọng này chứa hàng triệu tế bào não, hoặc tế bào thần kinh. Các tế bào này liên lạc với nhau bằng thông tin hóa học qua các khoảng trống nhỏ gọi là khớp thần kinh. Các thông điệp lặp đi lặp lại, liên kết với nhau và hình thành nên “con đường thần kinh”, được ví như “hệ thống dây điện”. Trong những năm đầu đời, những kết nối này phát triển một cách siêu tốc nếu được “lắp đặt” đúng cách.
Vì vậy, kích thích trí não trẻ từ thưở ấu thơ hết sức quan trọng. Không cần những món đồ chơi hay thiết bị đặc biệt, ba mẹ có thể giúp trí não trẻ phát triển bằng những cách lành mạnh được bật mí ngay dưới đây!

Tình yêu thương chính là điền kiện cần và đủ tiên quyết để giúp trí não con phát triển toàn diện

1/ Thông tin về trí não trẻ ba mẹ có thể chưa biết
“Hệ thống dây điện” trong não bộ chưa được kết nối đầy đủ khi trẻ vừa mới sinh ra. Vì vậy, không mấy khó khăn để giúp hệ thống này thay đổi, phát triển để đáp ứng với môi trường xung quanh. Ngay từ lúc này, ba mẹ nên cho trẻ trải nghiệm những hoạt động thường ngày như chơi mà học qua đồ chơi và sự tương tác, nghe đọc sách, nghe nhạc. Chỉ khi hệ thống này được thiết lập, não bộ trẻ mới có cơ hội phát triển toàn diện, nâng cao khả năng ngôn ngữ  cũng như giải quyết vấn đề khi trẻ lớn lên. Hẳn nhiên, sức khỏe, thể chất và cảm xúc của trẻ cũng được lợi rất nhiều.
Tình cảm cũng là chìa khóa quan trọng để xây dựng mộ não bộ khỏe mạnh. Đủ đầy yêu thương và những mối quan hệ tích cực, trẻ sẽ không bao giờ phải đối mặt với chứng stress thời “hại điện”. Đó có thể là trải nghiệm căng thẳng của trẻ với hôn nhân của ba mẹ, sự lạm dụng, bỏ bê, bạo lực hoặc ba mẹ mắc bệnh tâm thần,…

2/ Điều kiện cần để kích thích trí não trẻ phát triển
-Trách nhiệm, sự nuôi dưỡng và những trải nghiệm tích cực: Trải nghiệm hẳng ngày giúp hình thành nền móng cho trí não trẻ, qua những thói quen hằng ngày và những người bé có cơ hội tiếp xúc. Trẻ cần được sống và vui chơi trong môi trường lành mạnh với nhiều cơ hội học hỏi và phát triển. Mẹ nên tinh ý nhận ra khi nào bé mỏi mệt, đói hoặc căng thẳng, hay cần một cái ôm thắm thiết từ mẹ. Sự quan tâm này giúp trẻ luôn cảm thấy an toàn, tin cậy rằng khi ốm đau, buồn bã, sẽ có ba mẹ ở bên.

-Hoạt động vui chơi: Nói chuyện, đọc sách và hát cho trẻ nghe là những hoạt động vui vẻ và dễ dàng mẹ có thể giúp con phát triển trí não. Những trò chơi đơn giản với bé sơ sinh, như ú òa chẳng hạn, không bao giờ là thừa thãi.

-Thực phẩm lành mạnh: Nếu cho con bú, sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho bé trong 6 tháng đầu tiên. Khoảng thời gian bé bú mẹ cũng là lúc não bộ đang hình thành qua giao tiếp ánh mắt, nụ cười và sự tiếp xúc thân mật giữa mẹ và con. Khi bé bắt đầu tập ăn, mẹ nên đảm bảo cung cấp các loại thực phẩm giàu chất sắt, omega-3, nhiều vitamin và khoáng chất như trái cây, rau củ.

-Tương tác tình cảm: Thực tế là trẻ không cần đồ chơi đắt tiền. Sự yêu thương từ người thân chính là món đồ chơi vô giá. Nhiều đồ chơi được quảng bá là tốt trong việc “giáo dục” trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào khẳng định điều này hiệu quả đến đâu hay thế nào. Nên hạn chế cho trẻ xem tivi, tiếp xúc với thiết bị công nghệ hiện đại từ sớm. Thay vào đó, nên giúp trẻ chủ động tương tác với mọi người xung quanh và khám phá thế giới từ đó. Bất cứ màn hình tivi, điện thoại hay máy tính, cũng nên được khuyến cáo với trẻ dưới 2 tuổi.

3/ Ba mẹ có thể làm gì để kích thích trí não trẻ?
-Đáp ứng nhu cầu của bé: Điều này đặc biệt quan trọng khi bé bị bệnh, đói, buồn bã. Tuy nhiên, đôi khi ba mẹ lại không mấy để ý đến cách bày tỏ cảm xúc chưa rõ ràng của bé. Khi bé bập bẹ, phát ra âm thanh khó hiểu hoặc chỉ mỉm cười thôi, trong đó luôn ẩn chứa thông điệp nào đó. Khi ba mẹ đáp ứng lại nhu cầu này, trí não trẻ sẽ có cơ hội phát triển thêm.

-Một gia đình đủ đầy yêu thương: Tạo dựng thói quen hằng ngày cho cả gia đình bé có thể tin cậy và cảm thấy an toàn. Ba mẹ nên bình tĩnh trong mọi tình huống.

-Giúp bé khám phá môi trường xung quanh: Vui chơi là cách tốt nhất để trẻ học hỏi, và ba mẹ chính là những người bạn chơi đầu đời của con. Cùng con khám phá thế giới xung quanh với những trò chơi đơn giản. Đừng quên trò chuyện với bé về những gì đang xảy ra hằng ngày, chỉ cho bé để bé cảm nhận và phát triển các giác quan.

-Chăm sóc cho sức khỏe của bé: Tiêm phòng vắc xin đầy đủ cho bé, nên tìm hiểu các thông tin hoặc tư vấn bác sĩ nhi để nắm rõ từng cột mốc phát triển của bé.

–Phát triển kỹ năng xã hội cho bé: Đừng giữ bé khư khư trong nhà, nên năng cho con ra ngoài để tiếp xúc với trẻ em và người lớn khác.

-Chất lượng “cô trông trẻ”: Khi công việc buộc bạn không thể chăm trẻ 24/24, chọn người hoặc nơi giữ trẻ chất lượng và tin tưởng. Chỉ như vậy, bé mới có cơ hội học hỏi và phát triển đúng cách.

-Yêu cầu giúp đỡ khi cần thiết: Bất cứ khi nào cảm thấy stress, áp lực hay quá tải trong chuyện chăm sóc em bé, đừng ngại chia sẻ để được giúp đỡ và hỗ trợ.

Nguyễn thị Lý Oanh: Trung tâm CSSKSS Khánh Hòa.
Sưu tầm theo kiến thức Y Khoa.

 

Liên kết