Yếu tố xã hội: Trong một số trường hợp, các bác sĩ không thể xác định được rõ nguyên nhân nhưng đa số là do các bà mẹ thiếu hiểu biết, bổ sung dinh dưỡng trong thai kỳ kém.
Ví dụ, trong quá trình mang thai và cho con bú, nhiều bà mẹ đã thực hiện chế độ ăn kiêng, dung nạp ít lượng calorie, con không thể nhận được chất béo đủ. Hoặc cha mẹ không quan tâm đến con, bỏ bê con, cuộc sống nghèo đói khiến dinh dưỡng trong con bị ảnh hưởng, còi xương, chậm lớn.
Khi bé bị bệnh mãn tính: Một đứa trẻ có vấn đề như sinh non, sứt môi hoặc viêm vòm miệng, bé khó có thể ăn và hấp thụ dinh dưỡng như một bé hoàn toàn khỏe mạnh khác. Trong trường hợp này bé ăn ít sẽ càng yếu đi và ảnh hưởng tới sự phát triển của tim mạch, nội tiết tố và dễ bị rối loạn hô hấp.
Bé không thể dung nạp đạm sữa: Điều này có thể gây khó khăn với việc bé hấp thụ các chất dinh dưỡng. Việc không dung nạp được đạm sữa sẽ khiến bé phải ăn kiêng, thực đơn ăn kiêng bao giờ cũng khiến sức khỏe của trẻ không được phát triển toàn diện được.
Nhiễm trùng: nhiễm trùng đường tiết niệu, bệnh lao,…, sẽ khiến lượng dinh dưỡng trong cơ thể trẻ giảm đi nhanh chóng, mất đi cảm giác thèm ăn, ngon miệng.
Rối loạn tiêu hóa: quá trình này sẽ khiến bé kém ăn, lười ăn vì đau bụng, nôn mửa. Hiện tượng này khiến cơ thể bị hạn chế khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng.
6 thực phẩm hàng đầu giúp bé tăng cân nhanh
Sữa nguyên kem
Sữa nguyên kem có thể giúp bé tăng cân. Không những có đầy đủ canxi và các chất dinh dưỡng của sữa bình thường, sữa nguyên kem còn nhiều calo và chất béo hơn. Mỗi sáng cho con uống một ly sữa nguyên kem sẽ giúp bé đầy đủ chất béo cần thiết. Tuy nhiên mẹ cần nhớ, chỉ cho trẻ trên 1 tuổi uống sữa nguyên kem. Ngoài ra, không nên cho bé uống sữa nguyên kem trước khi đi ngủ vì loại sữa này khó tiêu hơn sữa tách béo, sẽ khiến trẻ khó chịu, khó ngủ vì đầy bụng.
Khoai lang
Khoai lang là giàu đường và beta carotene. Mẹ có thể cho bé ăn khoai lang nghiền, khoai trộn sữa, pho mát hoặc làm thành bánh nướng cùng quả táo ngọt và thịt gà.
Trứng
Trứng là có rất nhiều protein.Trẻ sơ sinh trên 8 tháng có thể bắt đầu ăn lòng đỏ trứng và trên 1 tuổi có thể ăn nguyên quả.
Thêm một muỗng cà phê bơ vào thức ăn của bé như giúp hàm lượng dinh dưỡng tăng vượt bậc. Tuy nhiên mẹ không được quá lạm dụng bơ bởi có tới 97% thành phần của bơ là chất béo và có thể gây ra bệnh béo phì ở trẻ.
Ngũ cốc
Hầu hết các loại hạt ngũ cốc đều rất giàu Vitamin E, protein và chất béo. Mẹ có thể thêm một ít hạt ngũ cốc trộn cùng cháo nếu trẻ đã trên 8 tháng. Tuy nhiên phải chắc chắn hạt đã được ninh nhừ nghiền nhuyễn để tránh hóc nghẹn.
Khoai tây
Khoai tây có thể giúp trẻ tăng cân. Đây là nguồn carbohydrates và năng lượng tuyệt vời. Khoai tây rất dễ chế biến, cháo, súp hay canh khoai tây hầm thịt hoặc khoai tây nghiền trộn phô mai đều là những món ăn “siêu tăng cân”.
Ngoài ra để giúp bé tăng cân nhanh bạn nên bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn hàng ngày của bé, bạn có thể cho bé sử dụng men vi sinh có chứa probiotics và prebiotics là 2 loại men đóng vai trò quan trọng ở đường tiêu hóa ,đặc biệt là hệ tiêu hóa của trẻ vì trong giai đoạn này hệ tiêu hóa của bé còn non yếu, dễ bị tổn thương bởi những thay đổi hay tác động bên ngoài như: thay đổi chế độ ăn giữa các giai đoạn (ăn dặm, chuyển từ thức ăn nhuyễn sang thức ăn thô hơn…),an toàn và vệ sinh thực phẩm…Do đó dễ gây kém hấp thu dưỡng chất ,biếng ăn, suy giảm sức đề kháng ..
Để giúp cho hệ tiêu hóa của bé khỏe mạnh ,có đủ sức phòng chống tổn thương ,có thể hấp thu tốt chất dinh dưỡng từ thực phẩm , tăng sự them ăn , tăng sức đề kháng nên cho bé bổ sung chất xơ hòa tan (prebics) các vi khuẩn có ích (probitics) từ các loại vi sinh có trong thực phẩm như sữa chua, hoặc thực phẩm chức năng như men vi sinh có chiết xuất từ kim chi Hàn Quốc.
Cao Thị Xuân Trang: Trung tâm CSSKSS Khánh Hòa.
Theo nguồn: http://bekhoemevui.vn/cach-giup-be-tang-can-deu-va-nhanh