2/ Những lưu ý khi chăm sóc vết khâu tầng sinh môn sau sinh
Sau khi sinh, vết khâu ở tầng sinh môn cũng giống như những vết khâu khác trên cơ thể khi bị thương. Nếu không chăm sóc đúng cách sẽ khiến các vết khâu càng lâu lành, thậm chí còn có thể dẫn tới đứt chỉ (bục vết may), nhiễm trùng, không lành sẹo, co cơ… Chính vì vậy, khi chăm sóc vết khâu tầng sinh môn tại nhà sau sinh, chị em cần lưu ý những vấn đề sau đây:
3/ Chăm sóc:
Trong 3 ngày đầu, dùng dung dịch Povidone thấm ướt bông gòn, bôi nhẹ lên vết thương mỗi ngày một lần. Băng vệ sinh nên thay ít nhất 6g/lần và quan sát xem sản dịch có ra nhiều không, màu gì, có hôi không? Nếu có mùi hôi, sản dịch đã bị nhiễm trùng.
Để chăm sóc vết khâu tầng sinh môn sau sinh đúng cách tốt nhất là không tự ý sử dụng các loại thuốc, kem giảm đau theo mách bảo, kinh nhiệm dân gian vì có thể gây ra những hậu quả đáng tiếc.
4. Vệ sinh: Mỗi lần đi vệ sinh, dùng nước ấm (có thể dùng vòi sen), xối nhẹ lên vết thương từ trên xuống. Sau đó, dùng khăn bông mềm chậm nhẹ lại cho khô vết thương. Bạn có thể vừa tiểu tiện vừa xối nước bằng vòi hoa sen để tránh nước tiểu làm bẩn vết khâu. Riêng việc đại tiện có thể trì hoãn được vài ngày sau sinh nên không đáng ngại lắm.
5. Kiểm tra thường xuyên: Hàng ngày nên kiểm tra vết khâu tầng sinh môn có bị sưng đỏ không, có bị chặt cứng và tiết dịch không. Nếu bị nhiễm trùng nên kịp thời đến bệnh viện để bác sĩ xử lý và sớm rút chỉ khâu.
6. Quan hệ vợ chồng: Tốt nhất nên kiêng quan hệ vợ chồng cho tới khi vết may lành hẳn, không còn đau để tránh nguy cơ nhiễm trùng, rò âm đạo – hậu môn, mất tự chủ trong tiểu tiện…
Trần Thị Thanh Toàn: Trung tâm CSSKSS Khánh Hòa
“ Theo Marry baby”