Nhằm thông tin đến cộng đồng tác hại của thuốc lá tới môi trường, Ngày Thế giới không thuốc lá năm nay với thông điệp được Tổ chức Y tế thế giới lựa chọn: “Bảo vệ trẻ em trước những tác động của ngành công nghiệp thuốc lá”.
Theo WHO mỗi năm có hơn 8 triệu ca tử vong trên toàn cầu có nguyên nhân liên quan đến việc sử dụng thuốc lá. Tại Việt Nam, theo ước tính sơ bộ của Hội Kinh tế Y tế Việt Nam năm 2022, tổng chi phí liên quan đến khám chữa bệnh, ốm đau và tử vong sớm do các bệnh liên quan đến sử dụng thuốc lá là 108.000 tỷ đồng một năm.Thực hiện chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh tại Công văn số 5576/UBNDKGVX ngày 27/5/2024 về việc tổ chức hoạt động hưởng ứng Ngày Thế giới không thuốc lá 31/5/2021, Tuần lễ Quốc gia không thuốc lá 25-31/5/2022 và tăng cường thực thi luật phòng, chống tác hại của thuốc lá, Sở Y tế đề nghị các, cơ quan, đơn vị, địa phương phối hợp thực hiện nội dung sau đây: 1. Cục Quản lý thị trường; Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố - Trong phạm vi quản lý triển khai thực hiện các hoạt động hưởng ứng Ngày Thế giới không thuốc lá 31/5 và Tuần lễ Quốc gia không thuốc lá từ ngày 25/5 - 31/5/2024 theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh tại Công văn số 5576/UBNDKGVX ngày 27/5/2024. - Báo cáo kết quả hoạt động về Sở Y tế (thông qua Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh) để tổng hợp báo cáo Bộ Y tế và Ủy ban nhân dân tỉnh trước ngày 10/6/2024. 2. Các cơ quan, đơn vị trực thuộc Sở - Tổ chức tuyên truyền hưởng ứng Ngày Thế giới không thuốc lá 31/5 và Tuần lễ Quốc gia không thuốc lá từ ngày 25/5 - 31/5/2024 đến toàn thể công chức, viên chức, người lao động và trong phạm vi của cơ quan, đơn vị. - Báo cáo kết quả hoạt động về Trung tâm Kiểm soát bệnh tật để tổng hợp trước ngày 10/6/2024. - Giao Trung tâm Kiểm soát bệnh tật làm đầu mối, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan tổ chức triển khai các hoạt động hưởng ứng Ngày Thế giới không thuốc lá 31/5 và Tuần lễ Quốc gia không thuốc lá từ ngày 25/5 - 31/5/2024 trên địa bàn tỉnh. Tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện cho Bộ Y tế; Ủy ban nhân dân tỉnh và Sở Y tế trước ngày 15/6/2024.
Nhằm tăng cường hơn nữa sự quan tâm của các ngành, các cấp và cộng đồng đối với công tác phòng, chống tác hại thuốc lá, Tổ chức Y tế thế giới lấy ngày 31/5 hàng năm là Ngày Thế giới không thuốc lá. Hàng năm, được phép của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế tổ chức Tuần lễ Quốc gia không thuốc lá từ ngày 25 – 31/5. Ngày Thế giới không thuốc lá năm nay với thông điệp được Tổ chức Y tế thế giới lựa chọn: “Bảo vệ trẻ em trước những tác động của ngành công nghiệp thuốc lá”.
Hút thuốc lá là nguyên nhân gây bệnh và tử vong của rất nhiều bệnh. Cứ 6 giây có 1 người chết vì các bệnh liên quan đến thuốc lá; Hút 1 điếu thuốc lá giảm 5,5 phút tuổi thọ; Không những thế, những bệnh liên quan đến thuốc lá còn làm giảm chất lượng cuộc sống của bạn nhiều năm trước khi chết do nó hạn chế các hoạt động do mệt mỏi, khó thở khi hoạt động, vui chơi.
Việt Nam đang nằm trong số 15 nước có số người hút thuốc lá cao nhất thế giới với khoảng 15,3 triệu người hút và 33 triệu người bị ảnh hưởng do hít khói thuốc thụ động.
Ai cũng biết hút thuốc lá có hại cho sức khoẻ, tuy nhiên còn chưa cụ thể và đầy đủ.Qua phân tích cho thấy, trong khói thuốc lá chứa 7000 hoá chất, trong đó có 69 hoá chất là nguyên nhân gây ung thư, nguy hiểm nhất là chất hắc ín, Nicotin, chất gây nghiện, chất gây độc tế bào, đột biến gen… Ngoài ra, trong khói thuốc lá còn có nhiều chất kích thích khối u, kích thích gây viêm nhiễm đường hô hấp, gây tổn thương trong lòng mạch máu.
Khi hút thuốc lá một số hoạt chất tác động trực tiếp trên niêm mạc đường hô hấp, phần lớn các chất trong khói thuốc qua phổi ngấm vào máu, tích luỹ lâu ngày trở thành điều kiện và nguyên nhân gây nên các bệnh sau:
- Bệnh tim mạch chiếm hàng đầu trong các bệnh do khói thuốc: tạo ra mảng xơ vữa, tổn thương lòng mạch, gây viêm tắc mạch máu, nhồi máu cơ tim, đột quỵ, giảm trí nhớ, giảm trí thông minh và khả năng học tập…
- Bệnh ung thư: Chủ yếu là ung thư phế quản phổi (chiếm 90%), nguy cơ bị ung thư phổi liên quân đến số lượng và thời gian hút thuốc, ung thư vòm họng, miệng, thực quản, ung thư ruột…Ở người hút thuốc, bệnh ung thư dễ phát triển hơn so với người không hút thuốc.
- Bệnh hô hấp: Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, khói thuốc kích thích chất đọng trong niêm mạc khí phế quản có thể làm khởi phát cơn hen ở người bị hen.
- Bệnh răng và lợi: Viêm loét, cao răng, các mảng bám vào răng làm cho răng dễ bị lung mủ, dễ rụng tự nhiên hơn.
- Các bệnh khác: Tăng nguy cơ loãng xương, tăng nguy cơ bất lực ở nam giới, giảm số lượng và chất lượng tinh trùng, dễ dẫn đến vô sinh. Tăng nguy cơ ung thư tử cung, rối loạn kinh nguyệt, ung thư vú ở nữ giới, dị dạng thai nhi, thai thiếu cân ở phụ nữ mang thai. Hút thuốc làm tổn thương tế bào võng mô và làm tăng nguy cơ mắc bệnh thoái hóa võng mô do tuổi tác. Hút thuốc còn gây ra chứng đục thủy tinh thể. Hút thuốc thụ động cũng gây tác hại cho mọi người, đặc biệt cho trẻ em. Những đối tượng này có nguy cơ cao về nhiễm trùng đường hô hấp, bị hen suyễn, ho dai dẳng và viêm tai giữa. Theo thống kê, hàng năm trên thế giới có khoảng 600.000 người tử vong do hút thuốc thụ động.
Vì một cộng đồng không khói thuốc! Vì sức khỏe của bạn và những người thân yêu! Hãy bỏ thuốc lá ngay hôm nay!