BS. Hoàng Lâm, Phòng Tổ chức - Hành chính
5 năm đầu đời trẻ là giai đoạn cửa sổ duy nhất để thiết lập nền tảng vững chắc cho sự phát triển và sức khỏe của trẻ trong suốt cuộc đời sau này. Kết quả nghiên cứu khoa học của toàn thế giới đã chứng minh việc hỗ trợ để bộ não bé nhỏ của trẻ phát triển tốt ngay từ những ngày đầu sẽ hiệu quả hơn nhiều so với việc cung cấp các liệu trình hỗ trợ khi trẻ đã bị suy dinh dưỡng hoặc suy giảm trí tuệ do chăm sóc lệch lạc trong thời thơ ấu. Giúp trẻ phát triển tối đa tiềm năng chính là đặt nền móng vững chắc cho sự phát triển thành công của trẻ trong tương lai. Các bằng chứng khoa học công bố trên tạp chí Lancet chuyên đề Thúc đẩy sự phát triển của trẻ nhỏ: từ minh chứng khoa học đến mô hình can thiệp (Lancet 2017) nhấn mạnh những lợi ích sâu sắc của việc đầu tư vào giai đoạn đầu đời và hiệu quả học tập, năng suất lao động, sức khỏe và sự gắn kết xã hội trong cuộc sống sau này của trẻ.
Để làm được điều này chúng ta cần thực hiện chăm sóc cơ bản bao gồm 5 lĩnh vực:
- chăm sóc sức khỏe tốt
- dinh dưỡng đầy đủ
- an ninh và an toàn
- chăm sóc đáp ứng
- cơ hội học tập sớm
Lĩnh vực 1: Chăm sóc sức khỏe tốt
|
- Theo dõi sự phát triển thể chất và cảm xúc của trẻ
- Đáp ứng với nhu cầu được yêu thương, tương tác hàng ngày của trẻ
- Bảo vệ trẻ khỏi những nguy hiểm trong nhà ở môi trường xung quanh
- Thực hiện vệ sinh sạch sẽ để giảm thiểu nguy cơ nhiễm bệnh cho trẻ
- Sử dụng các dịch vụ chăm sóc dự phòng và phòng bệnh cho trẻ
- Đưa trẻ tới cơ sở y tế để được khám chữa bệnh khi ốm bệnh
- Việc chăm sóc này phụ thuộc nhiều vào sức khỏe thể chất và tinh thần của người chăm sóc.Do đó, chăm sóc và nuôi dưỡng cũng có nghĩa là chúng ta phải chú ý đến sức khỏe và hạnh phúc của người chăm sóc trẻ và trẻ em.
|
Lĩnh vực 2: Dinh dưỡng đầy đủ
|
- Thực hiện dinh dưỡng đầy đủ ngay từ khi mang thai.
- Trẻ nhỏ nên được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu, càng sớm càng tốt.Khi trẻ tròn 6 tháng tuổi, trẻ cần được tiếp tục duy trì bú mẹ và được cho ăn bổ sung đa dạng và thường xuyên để đáp ứng nhu cầu vi chất và năng lượng cho phát triển của cơ thể và não bộ. Trong quá trình cho ăn cho bú, người chăm sóc cần thổi vào đó tình yêu thương, tương tác với trẻ tích cực, phù hợp.
- Nếu chế độ ăn của trẻ không đủ vi chất, trẻ cần được cho uống bổ sung vi chất dinh dưỡng hoặc được điều trị suy dinh dưỡng (hoặc béo phì). An ninh lương thực và an toàn vệ sinh thực phẩm là những điều quan trọng để đảm bảo có đủ dinh dưỡng cho trẻ.
|
Lĩnh vực 3: Chăm sóc đáp ứng
|
- Chăm sóc đáp ứng bao gồm quan sát và tương tác đáp ứng với những chuyển động, âm thanh, cử chỉ và yêu cầu bằng lời nói của trẻ.
- Đó là nền tảng giúp:
- Bảo vệ trẻ em trước các nguy hiểm, tai nạn thương tích
- Nhận biết sớm và có biện pháp kịp thời khi trẻ bị ốm bệnh
- Xây dựng lòng tin và mối quan hệ xã hội giữa trẻ với mọi người xung quanh
- Chăm sóc đáp ứng cũng bao gồm cho ăn đáp ứng, đặc biệt là với trẻ sinh non nhẹ cân.
- Trước khi trẻ nhỏ học nói, sự gắn bó giữa trẻ và người chăm sóc được thể hiện quan sự âu yếm, ánh mắt tiếp xúc, nụ cười, giọng nói và cử chỉ.
- Những tương tác thú vị này tạo ra một sợi dây kết nối tình cảm, giúp trẻ hiểu thế giới xung quanh, hiểu về con người, các mối quan hệ và ngôn ngữ. Những tương tác này cũng kích thích các kết nối thần kinh trong não trẻ.
|
Lĩnh vực 4: Tương tác sớm - Giáo dục sớm
|
- Trẻ em học tập không phải từ khi đi mẫu giáo - nhà trẻ, học màu học khối, học đếm học chữ, mà trẻ em học tập từ khi ở trong bụng mẹ, ngay từ những ngày đầu thụ thai thông qua cơ chế sinh học “epigenesis”. Học tập nhằm mục đích trang bị cho trẻ khả năng tự thích nghi, ứng phó thích hợp với các tình huống nảy sinh trong cuộc sống.
- Trong những năm đầu đời, trẻ học các kỹ năng và xây dựng năng lực giao tiếp xã hội, tương tác với mọi người xung quanh thông qua giao tiếp bằng ánh mắt, mỉm cười, ê a nói chuyện, bắt chước, chơi các trò chơi đơn giản như hôn gió, tạm biệt, ú òa. Các đồ dùng thông dụng trong gia đình như hộp nhựa, cốc inox, bát đĩa an toàn, nồi chảo cũng có thể là đồ chơi, giúp trẻ học cách cảm nhận về vật liệu, độ nặng nhẹ, cảm xúc khi chạm vào.
- Kể cả với các cha mẹ bận rộn, cha mẹ vẫn có thể dành thời gian tương tác với con thông qua nói chuyện, âu yếm, giải thích cho trẻ hiểu các đồ vật, khái niệm trong lúc tắm, vệ sinh, cho trẻ ăn, và khi đang làm các việc nhà khác.
- Những tương tác giữa người chăm sóc với trẻ giúp trẻ học cách giao tiếp với người khác. Trẻ em cần sự yêu thương, chăm sóc đảm bảo an toàn và cần được hướng dẫn cách tương tác với mọi người trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Những tương tác này tạo nền tảng để xây dựng các mối quan hệ vững chắc và lành mạnh trong tương lai.
|
Lĩnh vực 5: An ninh và an toàn
|
- Trẻ em không biết tự bảo vệ bản thân và dễ bị nguy hiểm về thể chất và tinh thần. Phụ nữ mang thai và trẻ em là những đối tượng dễ bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm môi trường và hóa chất độc hại nhiều nhất. Trẻ nhỏ từ khi bắt đầu biết bò biết đi có nguy cơ hay sờ, nhặt và nuốt các đồ vật nhỏ gây nguy hiểm và xung quanh trẻ là một môi trường đầy rẫy những hiểm nguy.
- Trẻ nhỏ sẽ sợ hãi vô cùng cực nếu bị bỏ rơi, bị đe dọa bị bỏ rơi, bị trừng phạt. Trẻ dưới 5 tuổi là nhóm thường xuyên bị đánh bằng roi, bằng tay, bằng vật cứng.
- Những trải nghiệm này gây ra căng thẳng và sợ hãi không thể kiểm soát nổi và tác động đến hệ thống phản ứng của cơ thể trẻ khiến hệ thống này có thể bị bất bình thường trong chức năng cảm xúc, tinh thần và giao tiếp xã hội.
- Trẻ sẽ sợ sệt, ít giao tiếp xã hội, không tin vào người lớn, hoặc thể hiện nỗi sợ hãi trong bản thân trẻ bằng cách bạo lực với trẻ em khác.
- Do vậy, cần phải chăm sóc sức khỏe tinh thần của cha mẹ và người chăm sóc trẻ chính để ngăn ngừa học không bạo lực với trẻ.
|
Chúng ta cần làm gì với mỗi giai đoạn phát triển của trẻ?
- Từ khi sinh ra đến một tuần tuổi:
Chúng ta tạo những cách để bé nhìn, nghe, cử động chân tay tự do và va chạm vào bạn. Nựng âu yếm, vuốt ve và ôm ấp bé. Tốt nhất là tiếp xúc da-kề-da giữa bé và mẹ từ ngay sau sinh.
Nhìn vào mắt bé và nói chuyện với bé. Lúc bé đang bú mẹ là thời gian tốt nhất để nói chuyện với bé. Thậm chí một bé mới sinh cũng có thể nhìn thấy khuôn mặt của bạn và nghe giọng nói của bạn.
- Từ một tuần tuổi đến 6 tháng tuổi:
- ta tạo những cách để bé nhìn, nghe, cảm nhận, cử động tự do, và va chạm vào bạn. Di chuyển từ từ những đồ vật màu sắc để trẻ nhìn theo và với đến. Ví dụ các đồ chơi: xúc sắc, dây xấu các vòng tròn nhiều màu.
Mỉm cười và cười to với bé. Nói chuyện với bé. Hội thoại tiếp tục với bé bằng cách bắt chước âm thanh và điệu bộ của bé.
Đưa cho bé những vật dụng gia đình an toàn và sạch để bé cầm, đập và làm rơi. Ví dụ các đồ chơi: các hộp có nắp, cốc và thìa bằng kim loại.
Đáp ứng lại với những âm thanh và sự thích thú của bé. Gọi tên bé và xem sự đáp ứng lại của bé.
Giấu một đồ chơi yêu thích của bé dưới gối hay trong một cái hộp. Xem liệu bé có tìm được nó không. Chơi trò ú-òa với bé .
Dạy cho bé tên của đồ vật và tên người. Làm mẫu cho bé cách nói qua cử chỉ bằng tay như “bye-bye".Ví dụ các đồ chơi: búp bê với khuôn mặt rất rõ ràng.
Đưa cho bé các đồ vật lồng vào nhau và lấy ra được dễ dàng.Ví dụ các đồ chơi: bộ ghép hình và chồng lên nhau, hộp chứa và kẹp quần áo.
Hỏi bé những câu hỏi đơn giản. Đáp lại những cố gắng tập nói của bé. Chỉ cho bé và nói với bé về thiên nhiên, các bức tranh và cảnh vật.
Giúp bé học đếm, gọi tên và so sánh mọi thứ. Làm những đồ chơi đơn giản cho bé. Ví dụ các đồ chơi: đồ vật có màu sắc và hình thù khác nhau để có thể phân loại, ghép hoặc viết lên, xếp hình.
Khuyến khích bé nói chuyện và trả lời những câu hỏi của bé. Dạy cho bé nhớ các câu chuyện, bài hát và những trò chơi. Nói cho bé nghe về các bức tranh hoặc truyện. Đồ chơi: sách và truyện tranh.
Ngày nay, các thiết bị màn hình gần như là một phương tiện không thể thiếu của mọi gia đình từ cái điện thoại nhỏ bé cho tới màn hình ti vi to lớn hay những phương tiện hiện đại hơn như ipad hoặc máy tính xách tay. Điện thoại, ti vi đều có ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ dù theo hướng tích cực hay tiêu cực. Vì vậy hãy chăm sóc trẻ toàn diện và chú ý đến từng giai đoạn phát triển của trẻ và đưa trẻ đến cơ sở y tế khi cần thiết./.