Căn cứ Điều 11 Luật Phòng cháy chữa cháy 2001 có quy định lấy ngày 04/10 hằng năm làm Ngày toàn dân phòng cháy chữa cháy (hay còn gọi là ngày truyền thống của lực lượng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy). Luật phòng cháy chữa cháy 2001 có hiệu lực từ 04/10/2001, theo đó “Ngày toàn dân phòng cháy chữa cháy” được chính thức được tổ chức, phát động và hưởng ứng từ năm 2001.
Trong công tác tuyên truyền các hoạt đồng về phòng cháy chữa cháy với nhiều hình thức đa dạng, phù hợp với từng đối tượng, địa bàn, lĩnh vực cụ thể. Từ ngày 01/10 - 10/10/2024, các cơ quan, địa phương tổ chức và chỉ đạo các đơn vị trực thuộc chạy bảng điện tử hoặc treo băng rôn, khẩu hiệu tuyên truyền, hưởng ứng ở các tuyến đường trung tâm và trụ sở cơ quan.
Tiếp tục xây dựng, nhân rộng các phong trào, mô hình an toàn PCCC mang tính thiết thực như phong trào: “Nhà tôi có bình chữa cháy”, “Tháo dỡ chuồng cọp, tạo lối thoát nạn thứ 2”, mô hình “Tổ liên gia an toàn PCCC”, “Điểm chữa cháy công cộng”...
Khuyến cáo các tổ chức, cá nhân chủ động tìm hiểu, nắm bắt các kiến thức pháp luật về PCCC, kỹ năng xử lý tình huống cháy, nổ, kỹ năng thoát nạn trên các phương tiện thông tin, mạng internet, các ứng dụng trên điện thoại thông minh.
Đồng thời, tổ chức tự kiểm tra công tác PCCC tại cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý; kịp thời phát hiện, khắc phục, xử lý ngay những tồn tại, thiếu sót trong công tác PCCC. Xây dựng, kiện toàn các đội PCCC cơ sở, chuyên ngành, đội dân phòng; rà soát, đầu tư trang thiết bị, phương tiện PCCC để chủ động xử lý khi có cháy, nổ xảy ra ngay từ thời điểm ban đầu theo phương châm “4 tại chỗ”.
Một số phương hướng chủ động tích cực cho các đơn vị, chủ hộ gia đình hay cá nhân cần thực hiện như sau:
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức
|
Chủ hộ gia đình
|
Cá nhân
|
- Tổ chức thực hiện tuyên truyền, phổ biến kiến thức về công tác phòng cháy chữa cháy;
- Xây dựng phong trào toàn dân tham gia phòng cháy chữa cháy; thành lập và duy trì hoạt động của đội phòng cháy chữa cháy
- Ban hành nội quy và biện pháp về phòng cháy chữa cháy theo thẩm quyền;
- Tổ chức thực hiện, kiểm tra và giám sát việc chấp hành quy định phòng cháy chữa cháy;
- Bảo đảm kinh phí cho hoạt động phòng cháy chữa cháy, sử dụng kinh phí đúng mục đích; trang bị cũng như duy trì hoạt động của dụng cụ và phương tiện phòng cháy chữa cháy; chuẩn bị điều kiện phục vụ cho việc chữa cháy; xây dựng, tổ chức thực tập phương án chữa cháy; bảo đảm điều kiện phục vụ công tác huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy; tổ chức chữa cháy và khắc phục hậu quả do cháy gây ra;
- Thực hiện nhiệm vụ khác
|
- Đôn đốc và nhắc nhở thành viên trong gia đình thực hiện quy định về phòng cháy chữa cháy;
- Thường xuyên kiểm tra và khắc phục kịp thời các nguy cơ gây cháy nổ;
- Phối hợp với cơ quan, tổ chức và hộ gia đình khác để bảo đảm điều kiện an toàn về phòng cháy chữa cháy; quản lý chặt chẽ, sử dụng an toàn chất dễ gây cháy nổ.
|
- Chấp hành quy định, nội quy và các yêu cầu về phòng cháy chữa cháy của người, cơ quan có thẩm quyền;
- Tuân thủ pháp luật, nắm vững kiến thức cần thiết về phòng cháy chữa cháy; biết sử dụng dụng cụ, phương tiện phòng cháy chữa cháy thông dụng;
- Bảo đảm an toàn về phòng cháy chữa cháy trong quá trình sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt, trong bảo quản, sử dụng chất cháy;
- Ngăn chặn nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, ngăn các hành vi vi phạm quy định an toàn phòng cháy chữa cháy;
- Thực hiện quy định khác
|