Nhiễm Chlamydia kèm theo các mức độ khác nhau của các tình trạng đi tiểu nhiều, tiểu cấp, đau khi tiểu v.v… nhẹ hơn so với bệnh lậu.Lổ niệu đạo bị sưng nhẹ và có lẫn máu và mủ trong chất dịch, loãng và lượng ít, thời gian dài không đi tiểu hoặc buổi sáng trước khi đi tiểu thấy chất dịch tiết ra từ niệu đạo làm ô nhiễm quần lót. Và có thể thấy được niệu đạo có chất kết dính; khi lượng chất dịch ít, vào buổi sáng phải chèn ép niệu đạo mới tiết ra được một lượng ít.
Nhiễm trùng Chlamydia mắt hột dễ gây ra viêm mào tinh hoàn, có các biểu hiện tinh hoàn sưng to, xơ cứng và đau, chủ yếu đau một bên. Một phần bệnh nhân có kháng thể chống nhiễm trùng Chlamydia mắt hột tăng cao, có thể trực tiếp tách ly Chlamydia mắt hột trong lúc hút chất dịch mào tinh hoàn. Liên quan đến tinh hoàn có thể gây ra viêm tinh hoàn, biểu hiện như đau tinh hoàn, phù bìu và ống dẫn tinh vừa cứng vừa dày. Liên quan đến tuyến tiền liệt có thể gây ra các cơn đau âm ỉ hoặc đau nhói ở bộ phận sau niệu đạo, tầng sinh môn và hậu môn, có thể gây rối loạn chứng năng tình dục, khi khám trực tràng sẽ tiếp xúc được với tuyến tiền liệt bị đau. Nếu tuyến tiền liệt bị sưng to, có thể gây chèn ép niệu đạo dẫn đến khi tiểu lưu lượng mỏng, tiểu yếu và tiể gián đoạn v.v… Bệnh này cũng có thể liên kết với hội chứng Reiter, tức viêm khớp, viêm kết mạc, viêm niệu đạo bộ ba.
Hai vợ chồng cũng có thể nhiễm Chlamydia, nhưng do sức đề kháng của nam giới cao nên sau khi bị nhiễm cũng không có các triệu chứng rõ ràng, nhưng sẽ có các biến chứng như viêm tuyến tiền liệt mãn tính, viêm túi tinh, viêm ống dẫn tinh, cuối cùng làm giảm chất lượng tinh trùng, dẫn đến vô sinh. Nếu đã được chẩn đoán nhiễm trùng mycoplasma hoặc chlamydia, đề nghị bạn nên đến khám tại các bệnh viện chuyên khoa.
Phan Thị Thu Thùy
Trung tâm CSSKSS Khánh Hòa
Theo nguồn: dieutrinamkhoa.com