LỊCH SIÊU ÂM THAI ĐỊNH KỲ

03/10/2016 15:50        
Siêu âm sẽ giúp Bác sĩ sẽ phát hiện những bệnh lý phụ khoa kèm thai như khối u buồn trứng, u xơ tử cung, ung thư cổ tử cung kèm theo… từ đó sẽ tư vấn cho các bà mẹ cách điều trị thích  hợp.

2.Lần khám thứ 2
Sản phụ cần đi khám lần 2 ở giữa tuần 11 – 13. Trong lần khám này, bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm  xem thai nhi có phát triển hay không? Do nhiều chị em không nhớ rõ kinh cuối cùng, không có kinh, kinh không đều… khám thai trong 3 tháng đầu sẽ dự đoán ngày sanh sát hơn những tháng giữa và tháng cuối thai kỳ. Có thể biết được khi sanh là thai đủ tháng hay non tháng, dự phòng được thai già tháng và nhất là sau này có thể phát hiện được  thai suy dinh dưỡng trong tử cung.

Từ tuần thứ 10 đến tuần 14, bà mẹ nên thực hiện siêu âm 3D hay 4D để tâm soát sớm nguy cơ bệnh Down bằng cách đo độ mờ da gáy cho thai nhi

3.Lần khám thứ 3
Ở tuần 16, sản phụ sẽ được thăm khám thông thường và theo dõi thai nhi. Dựa vào tình trạng sức khoẻ của thai phụ mà bác sĩ yêu cầu phải làm thêm một số xét nghiệm nếu cần.

Những dị tật, dị dạng thai nhi được chẩn đoán tương đối rõ ràng từ tuần lễ thứ 15 -19  thai kỳ. Thai càng lớn hơn, các dị tật dị dạng sẽ khó quan sát hơn. Từ đó các  bà mẹ sẽ được tư vấn để chấm dứt thai kỳ sớm, tránh ảnh hưởng đến tâm sinh lý về  sau. 

Qua theo dõi sự phát triển của thai nhi, sự tăng cân của bà mẹ, có thể phát hiện thai suy dinh dưỡng trong tử cung, để có chế độ dinh dưỡng hoặc những chăm sóc đặc biệt cho các bà mẹ. Đối với những thai kỳ nguy cơ cao sẽ theo dõi diễn tiến bệnh, khả năng đáp ứng của bà mẹ với bệnh lý, để có chế độ điều trị thích hợp.

4.Lần khám thứ 4
Bước sang tuần 21 – 22, dù sản phụ vẫn cảm nhận được sự lớn lên từng ngày của thai nhi nhưng vẫn cần được thăm khám và siêu âm để phát hiện những dấu hiệu bất thường (nếu có) của thai nhi.

5.Lần khám thứ 5
Sản phụ cần khám lần 5 ở tuần 26. Ngoài việc thăm khám như những lần khám trước, người mẹ sẽ được tiêm phòng uốn ván mũi đầu tiên hoặc mũi nhắc lại nếu sanh lần thứ 2.

6.Lần khám thứ 6
Ở tuần 31 đến 32, sản phụ sẽ được theo dõi cử động cua thai nhi và làm siêu âm lần cuối cùng. Cũng trong lần khám này, người mẹ sẽ được tiêm mũi uốn ván lần 2.

3 tháng cuối là lúc các bà mẹ sắp sanh mà các tai biến sản khoa thường xảy ra khi  sinh, trong chuyển dạ. Do đó, khám thai vào thời điểm này là để chẩn đoán ngôi thai, sự tương xứng giữa cân nặng thai nhi và khung chậu người mẹ… 

7.Lần khám thứ 7
Bước sang tuần 36, sản phụ bắt buộc phải đi khám theo dõi. Đây cũng là lần khám để đưa ra tiên lượng về phương pháp sinh: sinh thường hay phải mổ đẻ. Có thể chuẩn bị cho nhập viện, mổ chủ động khi thai đủ trưởng thành (38 tuần) đối với những trường  hợp phải sanh mổ như: nhau tiền đạo, ngôi mông con to, khung chậu hẹp, vết mổ lấy thai cũ…Ngoài xác định cách thức sinh, bác sĩ sẽ tư vấn bà mẹ nên sanh tại cơ sở y tế nào, cấp quận huyện hay cấp tỉnh thành phố tùy theo tình hình phát triển của thai.


Trần Thị Thanh Toàn
Trung tâm CSSKSS Khánh Hòa

“Theo Mecute.vn”

 

Liên kết