1.Suy giảm trí nhớ sau sinh
Chứng suy giảm trí nhớ và các vấn đề liên quan đến tinh thần như trầm cảm sau sinh cũng rất đáng ngại, dù hiện tượng này có thể là tức thời nhưng gây ra không ít phiền toái trong cuộc sống và ảnh hưởng đến khả năng ham muốn tình dục ở nhiều chị em.
Điều này xảy ra là do tác động của hormone thai kì, gây tác động lên não, dẫn đến ứ não, phù nề gây ra chức suy giảm trí nhớ ở phụ nữ sau sinh. Nhưng hiện tượng này cũng có thể tự khỏi khi hormone này hết tác động. Để khắc phục tình trạng này, khi mang thai và sau sinh nên sinh hoạt đều độ, nghỉ ngơi và ngủ đúng giờ cho tinh thần minh mẫn. Nếu có dấu hiệu nặng hơn bạn cần đến bác sĩ để được chữa trị kịp thường.
2.Trầm cảm sau sinh
Trầm cảm sau sinh là một trong nhiều biểu hiện chị em có thể gặp phải bởi vì sau khi sinh, lượng hocmoon trong cơ thể người phụ nữ thay đổi, nên có thể chợi vui, chợt buồn hay thậm chí bật khóc không lý do. Lúc này, tâm lý phụ nữ dễ bị lo âu, chán nản hay dễ bị kích động và rất khó tập trung.
Điều này hoàn toàn không tốt cho cả người phụ nữ lẫn trẻ sơ sinh. Khi trẻ sơ sinh được khoảng 3 tháng tuổi đã có thể cảm nhận và đáp ứng lại các biểu hiện tình cảm của người mẹ. Vì vậy, chứng trầm cảm sau sinh của phụ nữ ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển tình cảm, ngôn ngữ, nhận thức… của trẻ. Đáng lo nhất, khi quá căng thẳng và trầm cảm, người mẹ có thể mắc chứng hoang tưởng và ghét con.
Lúc này, chị em hãy thẳng thắn nhờ chồng chia sẻ việc nhà và cùng nhau chăm con. Đồng thời, bạn cũng cần học cách tự cân bằng cuộc sống và dành thời gian thư giãn cho chính bản thân mình. Khi áp lực gia đình được chia sẻ bớt, người mẹ sẽ thấy tinh thần thư thái hơn, yêu đời hơn và gắn kết với con hơn.
3.Mất ngủ sau sinh
Những biến động lớn trong quá trình sinh con có thể làm cho phụ nữ thường rất khó ngủ, giấc ngủ chập chờn và ngủ ít hơn so với bình thường. Việc phụ nữ mất ngủ làm hạn hạn chế khả năng chăm sóc con của mẹ. Đặc biệt, bé sơ sinh thường bắt chước nhịp ngủ của mẹ, mẹ thiếu ngủ sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng giấc ngủ của bé.
Ngoài ra, khi phụ nữ không được ngủ đủ giấc có thể khiến cho phụ nữ dễ bị mất sữa cho trẻ bú và sinh ra nhiều chứng bệnh khác như: cáu gắt vô cớ, nói nhiều và hay cằn nhằn…
Lúc này., nủ đủ giấc là một điều quan trọng với hầu hết mọi người, đặc biệt là ở phụ nữ mới sinh. Nếu có thể bạn nên tranh thủ chợp mắt vào ban ngày, hoặc nhờ chồng hay người thân chăm con để ngủ một giấc dài vào cuối tuần. Thêm vào đó, hãy tạo cho mình thói quen tập thể dục và đi ngủ đúng giờ…
4. Suy giảm ham muốn tình dục sau sinh
Yếu tố tâm sinh lý ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng ham muốn tình dục ở phụ nữ sau sinh do bị trầm cảm hoặc lãnh cảm làm giảm nhu cầu ấy ở nhiều chị em. Còn về mặt sinh lý do sự thay đổi nội tiết tố và âm đạo là nguyên nhân trực tiếp khiến chị em sau sinh không còn hứng thú trong chuyện “chăn gối” vợ chồng nữa. Cho con bú cũng là quá trình làm sản sinh ra hormone prolacin ức chế buồng trứng tiết estrogen làm cho âm đạo bị khô, suy giảm khả năng ham muốn.
Để khắc phục tình trạng này, phụ nữ sau sinh cần được nghỉ ngơi, tránh stress, mệt mỏi bổ sung vitamin, dinh dưỡng và tăng cường estrogen cho cơ thể bằng cách chọn thực phẩm như đậu nành, trái cây và rau xanh.
Mắc chứng són tiểu sau sinh
Chứng són tiểu gây không ít phiền toát đối với chị em, sau sinh bạn sẽ khó tránh khỏi hiện tượng này. Triệu chứng này thường gặp ở phụ nữ mang thai và sinh con vì sau quá trình gắng sức để “vượt cạn”, niệu đạo trở nên yếu, các cơ xung quanh bàng quang giãn gây khó kiểm soát việc tiểu tiện. Để khắc phục tình trạng này, các chị em nên tập thói quen đi tiểu khi bị đau, không được kìm nén. Bệnh này có thể tự khỏi sau 3-6 tháng sau sinh nhưng nếu không có dấu hiệu khỏi bạn cần đi khám bác sĩ ngay.
5.Âm đạo rộng hơn sau sinh
Đây là trường hợp thường gặp ở những chị em sinh thường vì âm đạo của phụ nữ có khả năng co giãn cao để thích hợp khi quan hệ tình dục hay khi sinh em bé. Vì vậy nếu sinh con nhiều lần và con có cân nặng quá to sẽ làm rách, sai sót trong việc khâu vá tầng sinh môn, sa tử cung, đứt các sợi cơ vòng ống âm đạo trong lúc rặn sinh làm cho ống âm đạo nở rộng và cơ thắt âm đạo giãn ra. Để khắc phục bạn cần tìm hiểu những biện pháp thu nhỏ âm đạo hoặc tập Kegel cho các cơ âm đạo săn chắc hơn.
Trên đây là những vấn đề cần biết để khắc phục những triệu chứng ảnh hưởng đến sức khỏe ở phụ nữ sau sinh. Cùng khám phá để có sự hiểu biết hơn về sức khỏe của mình nhé.
6.Cân nặng sau sinh
Là phụ nữ, ai cũng mong muốn mình có 1 phom người thon gọn. Chính vì thế, vấn đề vóc dáng và cân nặng sau sinh luôn được chị em đề cao. Tuy nhiên, dù sốt ruột thế nào, bạn cũng không nên nôn nóng tập thể dục quá sớm. Điều này không tốt cho chính bản thân bạn cũng như đứa con thân yêu của bạn.
Chính vì vậy, bạn hãy kiên nhẫn, cho cơ thể thời gian để phục hồi. Bạn chỉ nên tập luyện kể từ khi chấm dứt 4 tháng nghỉ dưỡng sau sinh. Cho tới khi con bạn cai sữa, bạn mới nên thực hiện chế độ ăn kiêng của mình. Ngoài ra, bạn cũng nên biết rằng, cho con bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu là bạn cũng có một lợi thế to lớn trong quá trình giảm cân sau sinh đấy.
Huỳnh Thị Lệ Xuân
Trung tâm CSSKSS Khánh Hòa
Nguồn sưu tầm http://suckhoebabau.org