Không nên uống thuốc trước khi đi xét nghiệm: có những xét nghiệm chỉ cho kết quả chính xác khi người bệnh nhịn đói 4-6 giờ trước khi làm xét nghiệm hoặc không ăn sáng sau một đêm ngủ dậy.
Do sau khi ăn, chất dinh dưỡng sẽ chuyển hóa thành đường glucose để ruột hấp thụ và biến đổi năng lượng nuôi cơ thể. Khi đó, lượng đường hoặc mỡ trong máu tăng lên rất cao, nếu tiến hành xét nghiệm, kết quả thu được sẽ không chính xác. Không chỉ nhịn đói, người làm xét nghiệm cũng cần tránh sử dụng các chất kích thích (thuốc lá, cà phê …) vài giờ trước khi lấy máu để có kết quả chẩn đoán bệnh chính xác.
Tuy nhiên, không phải bất kỳ xét nghiệm máu nào cũng cần nhịn đói. Chỉ một số bệnh cần kiểm tra đường huyết thì phải nhịn đói khi xét nghiệm: bệnh liên quan đường và mỡ (đái tháo đường), bệnh về tim mạch (cholesterol, triglycerid, HDL, LDL…), bệnh về gan mật. Còn lại những xét nghiệm bệnh khác (khoảng 300 xét nghiệm) như HIV, suy thận, cường giáp, … không cần để bụng đói.
Không nên dùng thuốc vì có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm. Nếu đang dùng loại thuốc gì phải thông báo cho thầy thuốc.
Đối với các xét nghiệm máu: thời điểm lấy máu làm xét nghiệm tốt nhất là vào buổi sáng. Nhịn ăn, không uống nước ngọt, sữa, nước hoa quả, rượu, chè, cà phê, trong vòng 12 tiếng trước khi làm xét nghiệm máu. Các chỉ số sinh hóa máu của các xét nghiệm làm không đúng thời điểm, sau ăn hoặc sau khi dùng các chất kích thích sẽ cho kết quả không chính xác.
Đối với các xét nghiệm chất thải của cơ thể cần chuẩn bị chu đáo về dụng cụ đựng bệnh phẩm và cách lấy bệnh phẩm. Trước khi làm xét nghiệm nước tiểu cần phải vệ sinh bộ phận sinh dục thật sạch sẽ với nước máy, không dùng chất tẩy rửa có tính kiềm hoặc acid để thụt rửa vì có ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.
Trần Trương Đài - Khoa Dược-Cận Lâm sàng
TT Chăm sóc sức khỏe sinh sản Khánh Hòa
Theo nguồn thuocthang.vn/thong tin y hoc