Nhiều biến chứng nguy hiểm
Nếu trẻ bị lây bệnh giang mai từ người mẹ có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng là thai chết lưu, phù nhau thai; nhiễm trùng bào thai; giang mai bẩm sinh: trẻ suy dinh dưỡng nặng, da nhăn nheo như ông già, tim bẩm sinh (thường gặp hội chứng Marfan), nổi ban khắp người…
Nếu trẻ bị giang mai bẩm sinh muộn sẽ có những biểu hiện bệnh giống giang mai kỳ 3 như nói trên.
Giang mai bẩm sinh muộn thường xuất hiện lúc trẻ 3-5 tuổi, với biểu hiện viêm mống mắt kẽ hoặc xuất hiện lúc dậy thì, bắt đầu bằng các triệu chứng nhức mắt, sợ ánh sáng ở một bên mắt, về sau là cả hai bên và có thể dẫn đến mù lòa.
Trẻ còn bị điếc cả hai tai bắt đầu từ 10 tuổi, thư¬ờng kèm theo viêm mống mắt kẽ. Sau đó bệnh diễn tiến đến to hai đầu gối và đầu gối có n¬ước, xuất hiện lúc 16-20 tuổi. Bệnh còn gây thư¬ơng tổn xư¬ơng khiến trẻ bị thủng vòm miệng, mũi tẹt, trán dô, x¬ương chày lưỡi kiếm.
Theo bác sĩ Hiền, bệnh giang mai khá phổ biến ở phụ nữ và gây nhiều hậu quả nghiêm trọng cho thai nhi. Do đó người mẹ cần phòng ngừa lây truyền cho thai nhi bằng việc đi khám tiền hôn nhân, tiền thai (trước khi mang thai) và làm xét nghiệm huyết thanh học để tầm soát bệnh giang mai.
Xét nghiệm tầm soát bệnh giang mai rất rẻ, dễ làm và thông dụng nên mọi phụ nữ mang thai trong ba tháng đầu của thai kỳ nên đi khám thai và làm xét nghiệm này để phát hiện và điều trị giang mai trước khi có khả năng lây nhiễm cho thai nhi.
Trần Trương Đài
Trung tâm CSSKSS Khánh Hòa
Theo tuoitre.vn