Chia nhỏ số thuốc phải uống trong một lần: đối với các toa có số thuốc từ 2 trở lên, phụ huynh nên chia nhỏ ra. Ví dụ toa có 3 thuốc : thuốc 1 uống 2 lần 1 ngày, thuốc 2 uống 3 lần 1 ngày, thuốc 3 uống 2 lần một ngày. Phụ huynh có thể chia như sau: sáng thuốc 3 + thuốc 1 + thuốc 2, trưa thuốc 3 + thuốc 2, chiều thuốc 3 + thuốc 1. Cách này dễ áp dụng với các toa thuốc bổ.
Giảm áp lực trong một lần uống thuốc: trẻ nhỏ rất dễ sao lãng bởi việc chơi. Phụ huynh có thể lợi dụng việc này trong việc giúp trẻ uống thuốc. Thay vì bắt trẻ phải uống liên tục nhiều thuốc một lần khiến trẻ sợ hãi và khó dỗ trẻ uống, phụ huynh có thể cho trẻ uống một loại thuốc, để trẻ chơi giỡn trong 10 – 15 phút khiến trẻ sao nhãng đi việc mình đang phải uống thuốc, lúc đó hãy tiếp tục cho trẻ sử dụng loại thuốc thứ 2.
Uống thuốc dễ uống trước: hãy ưu tiên uống các thuốc có vị ngọt hoặc mùi thơm trước, như vậy sẽ dễ dàng hơn cho các lần uống sau. Hoặc cho trẻ uống xen kẽ thuốc dễ uống, thuốc khó uống, thuốc dễ uống.
Cách uống các loại thuốc dạng lỏng: một số thuốc dóng dạng ống thủy tinh màu, phụ huynh nên đổ thuốc ra ly thủy tinh trong để dễ nhận thấy mảnh thủy tinh lẫn trong thuốc, tránh uống trực tiếp bằng ống thủy tinh dễ gây rách miệng trẻ. Đối với các thuốc lỏng đếm giọt, phụ huynh có thể đếm trên thìa rồi đút cho trẻ uống, tránh việc bóp miệng nhỏ giọt trực tiếp vào miệng trẻ, khiến trẻ sợ hãi.
Đối với trẻ tuổi mẫu giáo, có thể rủ trẻ chơi trò bác sĩ, việc này khiến việc uống thuốc trở thành trò chơi, đồng thời giảm tâm lý sợ hãi việc khám chữa bệnh. Tuy nhiên, với cách này cần cất thuốc tránh xa tầm tay trẻ em để tránh việc trẻ nhỏ tự lấy thuốc chơi dẫn đến uống quá liều.
Phan Thị Thu Thùy
Trung tâm CSSKSS Khánh Hòa
Theo nguồn: Ds. Phạm Thị Bích Sen – Khoa Dược