2. Hậu quả của đái tháo đường thai kỳ:
- Đối với mẹ: gây biến chứng tiền sản giật, sản giật, đẻ non, đa ối, nguy cơ đẻ khó do thai to, nguy cơ chảy máu sau đẻ, nhiễm khuẩn sau đẻ…
- Đối với thai và trẻ sơ sinh: dị tật bẩm sinh, thai chậm phát triển trong tử cung, hạ đường huyết sơ sinh, hội chứng suy hô hấp cấp chu sinh, nhiểm khuẩn sơ sinh, tăng tỷ lệ tử vong chu sinh…
3. Chỉ định làm nghiệm pháp dung nạp glucoce đường uống trong thai kỳ :
- Tất cả thai phụ nên xét nghiệm ở tuần thứ 24 – 28 của thai kỳ.
- Thai phụ có yếu tố nguy cơ cao nên xét nghiệm trong 03 tháng đầu thai kỳ.
4. Thai phụ có nguy cơ cao bị đái tháo đường thai kỳ:
- Thừa cân, béo phì.
- Tuổi trên 35.
- Tiền sử gia đình có người bị đái tháo đường.
- Tiền sử bản thân có đái tháo đường thai kỳ trong lần mang thai trước.
- Có bất thường về dung nạp glucose, glucose niệu dương tính.
- Tiền sử sinh con > 4000gram.
- Tiền sử sản khoa bất thường: thai chết lưu, sẩy thai liên tiếp không rõ nguyên nhân…
5. Quy trình thực hiện nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống:
Thai phụ làm nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống cần nhịn đói ít nhất 8 giờ trước khi lấy máu. Xét nghiệm này được lấy máu 3 lần, mỗi lần cách nhau 1 giờ.
Bước 1(Lấy máu lần 1): lấy máu lúc đói để xét nghiệm glucose.
Bước 2: Khách hàng nhận đường từ nhân viên phòng xét nghiệm. Hòa với 200 – 250ml nước lọc uống hết trong vòng 3-5 phút. Khách hàng có thể dùng thêm chanh hoặc tắc (quất) để dễ uống.
Bước 3(Lấy máu lần 2): 60 phút sau khi uống hết nước đường.
Bước 4(Lấy máu lần 3): 60 phút sau khi lấy máu lần 2.
Bước 5: nhận kết quả tại phòng xét nghiệm sau 30 phút.
Lưu ý: Thai phụ phải nhịn đói trong suốt quá trình thực hiện, chỉ được uống nước lọc.
Sau khi uống nước đường nếu nôn ói phải báo lại cho nhân viên phòng xét nghiệm.
Vì quá trình thực hiện kéo dài nên mong khách hàng thực hiện đúng theo hướng dẫn để quy trình xét nghiệm được tốt nhất.
Nguyễn Thị Quỳnh Anh: Trung Tâm CSSKSS Khánh Hòa
(dựa theo Hướng dẫn Quốc gia về các dịch vụ CSSKSS)