SUY NGHĨ VỀ TUỔI VỊ THÀNH NIÊN TRÊN PHƯƠNG DIỆN TÂM LÝ

22/08/2016 15:21        
Tuổi vị thành niên là giai đoạn thay đổi. Nếu việc chào đời là sự biến đổi từ trạng thái bào thai thành trạng thái sơ sinh, thì đối với trẻ vị thành niên, thì nó cũng phải theo một sự biến đổi mà nó không giải thích được. Ðối với người lớn thì nó trở thành đối tượng để người lớn đặt câu hỏi, và từ đó làm cho người lớn lo sợ hơn, hoặc có thái độ dung thứ hơn.

Tuổi vị thành niên có kéo dài hay không thì tùy theo cách đối xử của người lớn đối với chúng nó và tùy theo sự chấp nhận của xã hội đối với chúng nó. Chúng nó thường tìm cách thử thách môi trường xung quanh để tìm tới những giới hạn của chúng nó và những giới hạn của môi trường.

Ðối với trẻ vị thành niên, cha mẹ không còn là biểu tượng của một hệ thống giá trị nào cả.

Trong trường học, chúng nó tuân theo những đứa lãnh đạo của từng nhóm nhỏ. Trong môi trường đó, thế nào cũng có đứa yếu đuối và không được đứa lãnh đạo của nhóm ưa thích. Ðứa đó sẽ bị xua đuổi : « Mày là thằng ốm yếu quá, mày là thằng ngốc quá, mày là thằng mập quá… mày đi chỗ khác chơi ». Cách đối xử ấu trĩ đó làm cho trẻ vị thành niên bị cảm thấy xúc phạm một cách nặng nề hơn, cả khi cha mẹ của chúng nó la rầy, cho rằng « con đừng làm giống con nít quá ».

Những lối nhận xét của những người lớn có nhiệm vụ theo dõi và chăm sóc trẻ vị thành niên cũng dễ làm cho chúng nó cảm thấy bị tổn thương.

Người lớn đóng một vai trò quan trọng trong vấn đề giúp đở trẻ vị thành niên tiến vào linh vực nhận lãnh trách nhiệm, để tránh tình trạng mà chúng nó trở thành những đứa trẻ mà xã hội thường gọi là trẻ chậm trễ hay chậm phát triễn.

Xã hội sẽ có lợi hơn nếu trẻ vị thành niên không kéo dài đời sống được cứu trợ giúp đỡ của chúng.

Quan niệm tương đối hợp lý đó có thể dẫn đến thái độ quá tích cực là thúc đẩy một đứa trẻ 11, 12 tuổi không được kéo dài tình trạng trẻ con. Thử hỏi, nếu ta không buồn ngủ thì có cần phải hấp tấp chạy vô giường hay không ?

Những lời nói có tính cách thông thường mà chúng ta nghĩ là vô tội vạ, chẳng hạn : « Con làm giống con nít, nhưng con không còn là con nít nữa » lại có mang một tính cách buộc tội đối với trẻ vị thành niên. Tuy nhiên, chúng ta hãy yên tâm bởi vì trẻ vị thành niên không chú ý đến. Chúng nó chỉ chú ý khi mà những lời nói tương tự như vậy được phát biểu từ bạn bè của chúng nó.

Những người lớn khác ngoài gia đình và có quan hệ với chúng nó, về mặt trường học hay xã hội, đều có vai trò quan trọng với chúng nó trong giai đoạn này. Những người lớn đó có vai trò giáo dục quan trọng đối với trẻ vị thành niên trong giai đoạn yếu đuối này. Trên thực tế, mặc dầu họ không trực tiếp lãnh nhận việc giáo dục chúng nó, tuy nhiên tất cả những chuyện gì họ làm được cho trẻ vị thành niên đều đóng góp vào việc giúp đỡ chúng nó phát triễn, tự tin và làm cho chúng nó can đảm và vượt qua những sự khó khăn. Ngược lại những thái độ tiêu cực của họ có thể làm cho chúng nó chán nãn và suy nhược tinh thần.

Có điều không được may mắn lắm, là người ta không biết rõ ràng là lúc nào giai đoạn yếu đuối sẽ xảy đến cho mỗi cá nhân riêng của từng đứa trẻ vị thành niên.

                                Cao Thị Xuân Trang : Trung tâm CSSKSS Khánh Hòa.
Theo nguồn: http://giaoxuvnparis.org/bai-viet/246-suy-nghi-ve-tuoi-vi-thanh-nien-tren-phuong-dien-tam-ly-hoc-.html


 

Liên kết