Ý NGHĨA XÉT NGHIỆM MÁU KHI MANG THAI

06/10/2015 07:47        
-  Những xét nghiệm trên là không bắt buộc, bác sĩ sẽ giải thích cho bạn ý nghĩa từng xét nghiệm và thực hiện xét nghiệm khi bạn đồng ý. Nếu lo ngại, bạn có thể đề nghị được xét nghiệm viêm gan C và chứng bệnh toxoplasmosis. Xét nghiệm máu ban đầu là rất quan trọng vì nó giúp bạn và bác sĩ biết được những trục trặc sức khỏe có thể xuất hiện trong thai kỳ
- Ở một vài thời điểm trong quý I, bạn có thể được chỉ định xét nghiệm máu để kiểm tra bất thường ở bào thai như hội chứng Down.

1. Nhóm máu
- Thai phụ cần phải được kiểm tra nhóm máu, phòng trường hợp cần truyền máu khi mang thai và sinh nở. Nhóm máu O là phổ biến nhất: nhóm máu A, B và AB ít phổ biến hơn

2. Yếu tố Rh
- Bác sĩ cần biết liệu bạn có âm tính hay dương tính với Rh. Nếu bạn âm tính với Rh (Rh-), còn chồng bạn dương tính với Rh (Rh+) thì bé có thể mang Rh(+). Khi đó, cơ thể mẹ sẽ sản xuất những chất kháng thể, phá hủy hồng cầu ở bé

3. Hàm lượng sắt
- Xét nghiệm máu cho biết hàm lượng heamoglobin là thấp – một dấu hiệu thiếu máu. Cơ thể mẹ cần sắt để sản xuất heamoglobin, giúp mang oxy vào hồng cầu. Nếu thiếu máu, bác sĩ sẽ gợi ý những món ăn giàu sắt cho bạn (như thịt đỏ và rau bina). Hoặc bạn được bổ sung sắt.
- Mực heamoglobin được kiểm tra lại ở tuần thứ 28 nhưng nếu bạn thấy mệt mỏi ở bất kỳ thời điểm nào trong thai kỳ, bạn nên đề nghị được kiểm tra máu sớm hơn dự kiến.

4. Hồng cầu bất thường
- Xét nghiệm máu giúp kiểm tra bệnh tế bào hình liềm hoặc thalassaemia. Rối loạn tế bào máu có thể làm bạn bị thiếu máu truyền vào cho bào thai. Hãy trao đổi với bác sĩ để xem liệu bạn có cần xét nghiệm máu cho mục đích này hay không.

5. Rubella
-  Phần lớn phụ nữ miễn dịch với Rubella vì họ được tiêm phòng bệnh này từ bé. Nếu bạn chưa miễn dịch, bạn cần phải tiêm phòng để tránh bệnh ảnh hưởng đến bé nếu chẳng may bạn tiếp xúc với nguồn bệnh khi mang thai. Nếu mẹ mắc Rubella, bé có thể bị ảnh hưởng thị giác, thính giác, tim.

6. CMV (Cytomegalo virut )
- Cytomegalo virut lây truyền từ người qua người do tiếp xúc, đa số phát hiện nhờ xét nghiệm. Bệnh thường nhẹ đối với người lớn, đối với sản phụ mang thai sự lây truyền trong tử cung chiếm dưới 50% các trường hợp. Nhiễm trùng bẩm sinh có thể gây hư thai. Trẻ sơ sinh bị nhiễm CMV có thể bi khiếm khuyết khả năng nghe, nhìn và chậm phát triển.

7. Viêm gan B
- Thai phụ có thể mang virus viêm gan B mà không biết, vì thế, xét nghiệm máu là cách phổ biến để kiểm tra viêm gan B. Nếu bạn chuyển bệnh cho con (trước hoặc sau khi bé chào đời) thì gan của bé cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Bé nhiễm virus viêm gan B từ mẹ phải được tiêm phòng càng sớm càng tốt ngay sau khi chào đời

8. Giang mai
- Xoắn khuẩn giang mai có thể nhiễm vào thai nhi khoảng tháng thứ 5 của thai kì khi nhau đã phát triển đủ cho sự di chuyển xoắn khuẩn vào thai. Bệnh có thể làm ngưng sự phát triển của thai nhi, làm sinh non và thai chết sau khi sinh, khi sinh trẻ em bình thường sẽ có phát triển giang mai bẩm sinh trể. Giang mai bẩm sinh trể có triệu chứng lâm sàng xuất hiện 10-20 năm sau với nhiều thay đổi về sinh lý, thần kinh, khiếm khuyết trí lực…

9. HIV (Human Immunodeficiency Vius)
- Phụ nữ nên làm xét nghiệm tìm kháng thể HIV trước khi quyết định có thai. Nếu xét nghiệm dương tính thì không nên có thai. Trường hợp mẹ bị nhiễm HIV sau khi sinh con không nên cho con bú để giảm nguy cơ lây nhiễm HIV.
-  Trẻ sơ sinh có thể nhiễm HIV sau khi sinh nhưng có thể các xét nghiệm có thể âm tính trong các tuần lễ đầu vì vậy không đảm bảo một trẻ sơ sinh sẽ không bị nhiễm. Khuyến cáo hiện nay là cần xét nghiệm lại lúc 1 tháng, 6 tháng và 18 tháng tuổi để xác định tình trạng nhiễm HIV.



Huỳnh Thị Lệ Xuân
Trung tâm CSSKSS Khánh Hòa

Nguồn sưu tầm Bệnh viện Từ Dũ

 

Liên kết