Nhưng với những chị em sau sinh mổ thì nên đến bác sĩ sản phụ khoa để khám và để bác sĩ tư vấn xem trường hợp của mình có đủ điều kiện đặt vòng tránh thai an toàn hay không.
Tuyệt đối không được đặt vòng khi đang mang thai, hoặc nghi ngờ có thai đang viêm nhiễm ở đường sinh dục xuất huyết tử cung bất thường chưa rõ nguyên nhân, viêm niêm mạc tử cung sau sinh hay sau phá thai các trường hợp phá thai không an toàn nhiễm trùng trong 3 tháng.
Nếu chị em đang bị viêm nhiễm ở đường sinh dục, hoặc mắc bệnh lý phụ khoa nào đó, thì cần chữa trị cho hết bệnh trước, sau đó mới đặt vòng tránh thai. 3 tháng đầu sau khi đặt vòng, chị em nên đến bác sĩ kiểm tra (lúc sạch kinh) hằng tháng để xem vòng có nằm đúng vị trí hay không, nếu vòng bị lệch sẽ có nguy cơ “dính” bầu.
Sau đó kiểm tra mỗi 3 tháng, 6 tháng, để nếu có bất thường thì xử lý kịp thời, tránh những biến chứng do vòng gây ra…
Sau khi đặt vòng tránh thai chúng ta cần thực hiện theo sự chỉ dẫn của thầy thuốc, ngay sau khi người đặt được nằm nghỉ trên ghế 5-10 phút, theo dõi xem có phản ứng gì không? Cần được hướng dẫn uống thuốc kháng sinh chống nhiễm trùng và thuốc giảm đau chống co thắt, trong vòng từ 5-7 ngày.
Trong tuần đầu tiên cần được nghỉ ngơi tại giường để cho vòng tránh thai từ từ được định vị ổn định trong buồng tử cung, không nên đi lại nhiều, không nên lên xuống cầu thang thường xuyên, và không nên mang vác nặng. Bình thường sau khi đặt vòng tránh thai, có cảm giác đau bụng nhẹ, ra huyết âm đạo khoảng 4-7 ngày thì hết dấu hiệu trên. Thời gian tái khám lại trong vòng 2-4 tuần. Bằng cách cho siêu âm để kiểm tra vòng, xác định vị trí trong lòng tử cung. Đồng thời có sự tái khám vòng sau 3-6 tháng.
Đặt vòng tránh thai là phương pháp tránh thai có thể phục hồi, nghĩa là khi lấy vòng ra thì lại có thể có thai một cách dễ dàng. Khi dùng phương pháp này cả hai vợ chồng đều yên tâm, không phải thực hiện một biện pháp tráng thai nào nữa.
Dấu hiệu cần tái khám ngay khi đặt vòng tránh thai
Phụ nữ sau khi đặt vòng tránh thai thấy đau bụng ngày càng nhiều, cảm giác đau chói khi ấn vào bụng dưới, ra huyết âm đạo nhiều và kéo dài. Ngoài ra kèm thêm các dấu hiệu khác như sốt, tiểu gắt buốt, khi quan hệ thì đau hay khi đi vệ sinh thấy dây vòng thòng ra từ âm đạo.
Các dấu hiệu bất thường như trên, cần được tái khám ngay để bác sĩ kiểm tra lại vòng.
Những chỉ định tháo vòng ra ngay khi: chảy máu nhiều, đau bụng dưới nhiều, viêm nhiễm vùng chậu. Những trường hợp tháo vòng khác: muốn có thai lại, áp dụng biện pháp ngừa thai khác, vòng tránh thai đã hết hạn sử dụng, có thai trong lúc mang vòng tránh thai ở tử cung (trong trường hợp này tùy vị trí của vòng mà lấy vòng ra như vòng tụt thấp ở cổ tử cung còn trường hợp vòng ở trên cao thì đa số vòng nằm ở ngoài túi ối, vẫn có thể thai nhi phát triển được).
Những dấu hiệu không nên đặt vòng
Viêm nhiễm đường sinh dục chưa điều trị khỏi, các bệnh lây qua đường tình dục, người có tiền sử bị thai ngoài tử cung, nghi ngờ có bệnh lý ác tính đường sinh dục, rong kinh, rong huyết chưa rõ nguyên nhân, tử cung bị dị dạng như tử cung đôi, tử cung hai sừng, có thai hoăc nghi ngờ có thai, bệnh lý van tim, sa sinh dục, người có mẫn cảm với chất đồng.
Đỗ Thị Thanh Thúy
Trung tâm CSSKSS Khánh Hòa
Sưu tầm phòng khám đa khoa 168 Hà Nội