TG: Nguyễn Thị Quỳnh Anh - Phòng Kế hoạch Tài chính
Trong những năm gần đây, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên thế giới diễn biến khó lường, khó dự báo. Tình trạng ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, thiên tai, lụt bão, đô thị hóa... tạo thuận lợi cho các dịch bệnh truyền nhiễm xuất hiện, lây lan và bùng phát. Trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày càng phát triển, các đại dịch nói chung đang tăng dần tần suất xuất hiện. Ngày 07/12/2020, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc (LHQ) đã thông qua Nghị quyết A/RES/75/27 lấy ngày 27/12 hàng năm là Ngày Quốc tế phòng, chống dịch bệnh (International Day of Epidemic Preparedness). Đây là nghị quyết đầu tiên của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc trong lĩnh vực này và là nghị quyết do Việt Nam cùng 05 quốc gia đồng đề xuất. Ngày Quốc tế phòng, chống dịch bệnh (27/12) được thông qua trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp trên toàn thế giới; tất cả các quốc gia, vùng lãnh thố bị ảnh hưởng nghiêm trọng do hậu quả của COVID-19. Với sự nỗ lực của các quốc gia, các tổ chức quốc tế, thế giới đã có những bước tiến lớn trong việc nghiên cứu, tìm hiểu về vi rút gây bệnh; sản xuất và đưa vào sử dụng vắc xin phòng COVID-19, sử dụng các thuốc kháng vi rút trong điều trị bệnh nhân và kinh nghiệm trong triển khai các biện pháp đáp ứng phòng, chống dịch, góp phần làm giảm số mắc bệnh, số tử vong; dịch COVID-19 đã từng bước được kiểm soát trên phạm vi toàn cầu. Ngày 05/5/2023, sau hơn 03 năm xảy ra đại dịch, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã xác nhận COVID-19 không còn là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng gây quan ngại quốc tế. Tại Việt Nam, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, toàn Đảng, toàn quân và toàn dân đã triển khai quyết liệt, đồng bộ, kịp thời, phù hợp các giải pháp chống dịch; dịch bệnh đã được ngăn chặn, đẩy lùi và kiểm soát hiệu quả; góp phần quan trọng và tạo điều kiện để phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; được Nhân dân và cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao.
Từ ngày 20/10/2023, COVID-19 được chuyển phân loại từ bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A sang bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B theo Quyết định số 3896/QĐ-BYT ngày 19/10/2023 và các hoạt động phòng, chống COVID-19 được thực hiện theo quy định đối với bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B. Ngày 29/10/2023, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1269/QĐ-TTg bãi bỏ một số văn bản phòng, chống dịch COVID-19 do Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 và Thủ tướng Chính phủ ban hành, trong 2 đó bãi bỏ Quyết định số 447/QĐ-TTg ngày 01/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc công bố dịch COVID-19. Tại Khánh Hòa, từ đầu mùa dịch năm 2020 tới nay (21/11/2023) số ca mắc COVID-19 là 123.352, có 367 trường hợp tử vong, tỷ lệ tử vong là 0,3%. Tới nay số mắc giảm mạnh, tình hình dịch bệnh đã được kiểm soát tốt.
Tuy nhiên trong những năm gần đây, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên thế giới diễn biến khó lường, khó dự báo. Trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày càng phát triển, các đại dịch nói chung đang tăng dần tần suất xuất hiện. Tình trạng ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, thiên tai, lụt bão, đô thị hóa... tạo thuận lợi cho các dịch bệnh truyền nhiễm xuất hiện, lây lan và bùng phát.
Quán triệt quan điểm thực hiện hiệu quả việc phòng bệnh từ sớm, từ xa, để hạn chế dịch bệnh bùng phát và chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với các đại dịch hoặc các tình huống khẩn cấp về dịch bệnh trong tương lai và thực hiện Kế hoạch Phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm tỉnh Khánh Hòa năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh; triển khai Kế hoạch Hưởng ứng Ngày Quốc tế phòng, chống dịch bệnh (27/12) năm 2023 theo Kế hoạch số 1446/KH-BYT ngày 20/11/2023 của Bộ Y tế. Sở Y tế tỉnh Khánh Hòa xây dựng Kế hoạch hưởng ứng Ngày Quốc tế phòng chống dịch bệnh 27/12 nhằm nâng cao ý thức của người dân và tăng cường sự tham gia của các cấp, các ngành, cấp ủy, chính quyền địa phương và cộng đồng trong việc sẵn sàng phòng, chống dịch bệnh và Phát động phong trào thi đua phòng, chống dịch bệnh năm 2024 với các nội dung:
- Phát động phong trào toàn dân, toàn xã hội tham gia phòng, chống dịch bệnh, nâng cao sức khỏe.
- Nâng cao ý thức phòng, chống dịch bệnh của người dân và cộng đồng. - Tăng cường sự tham gia của chính quyền và xã hội trong công tác phòng, chống dịch bệnh./.